03 yếu tố ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ của trẻ

Vì sao ba mẹ cần phải lên kế hoạch sinh hoạt cho con trẻ và những nguyên nhân nào ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé? Tất cả sẽ có trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

1. Thiếu nếp sinh hoạt cố định

Khi các bậc phụ huynh gặp những khó khăn liên quan tới giấc ngủ của trẻ, câu đầu tiên bạn nên tự hỏi là: Bạn có ghi lại giờ ăn, ngủ ngày, ngủ đêm và tỉnh giấc của con không? Nếu câu trả lời là không, thì có nghĩa là bạn chưa từng thiết lập trình tự sinh hoạt cho con, hoặc bạn không thể duy trì được một nếp sinh hoạt nào.

Không theo nếp ngủ hợp lý trong 3 tháng đầu, thì vấn đề không chỉ đơn giản chỉ là về “giấc ngủ”, mà có liên quan nhiều tới việc duy trì nếp sinh hoạt ăn – chơi – ngủ của con. Với những trẻ có cân nặng trung bình lúc sinh thì việc duy trì nếp sinh hoạt 3 giờ ở giai đoạn dưới 4 tháng tuổi chính là chìa khóa quan trọng để tiến đến thành công. Nhưng những trẻ tuân thủ theo nếp sinh hoạt cố định ngay từ ngày đầu tiên thường có xuất phát điểm tốt hơn.

2. Lên kế hoạch sinh hoạt cho con

Nếu bạn chưa thiết lập nếp sinh hoạt, thì hãy bắt tay vào ngay với chuỗi sinh hoạt được lặp đi lặp lại giữa 3 hoạt động: ăn – chơi – ngủ. Mỗi khi bạn đặt con xuống, hãy nhớ rằng nếp sinh hoạt không phải là thời gian biểu. Đó là quan sát con, chứ không phải ép con sinh hoạt đều đặn như một chiếc đồng hồ. Ngày hôm trước, con bạn có thể ngủ ngày vào lúc 10 giờ, và có thể là 10:15 ngày hôm sau. Chỉ cần trình tự ăn, chơi, ngủ luôn nhất quán và mỗi một hoạt động đều xảy ra gần như cùng một thời điểm có định mỗi ngày thì bạn sẽ khuyến khích được trẻ có nếp ngủ ngoan.

3. Tình trạng lẫn lộn ngày và đêm

Một trong những khó khăn phổ biến nhất xảy ra do thiếu nếp sinh hoạt cố định là trạng thái lẫn lộn ngày đêm. Khi chào đời, nhịp sinh học của trẻ là 24 giờ và trẻ không biết phân biệt giữa ngày và đêm. Chúng ta cần phải dạy trẻ phân biệt được sự khác nhau đó bằng cách đánh thức con dậy và cho con ăn.

Khi một em bé thức suốt hoặc thường xuyên tỉnh giấc vào ban đêm, có thể là do cha mẹ không kiên định duy trì nếp sinh hoạt ban ngày. Thông thường, trẻ bị lẫn lộn ngày đêm đều ở độ tuổi nhỏ hơn hoặc được 8 tuần tuổi. Để xác định chắc chắn đây có phải là trẻ bị lẫn lộn ngày đêm không, bạn nên xác định: Con ngủ bao nhiêu giấc ngủ ngắn một ngày và mỗi lần ngủ bao lâu? Tổng cộng thời gian ngủ ban ngày của con là bao nhiêu?

Một trong những rào cản lớn nhất đối với việc huấn luyện trẻ ngủ trong những tuần đầu tiên này là cha mẹ thường để con ngủ nhiều hơn 5,5 tiếng vào ban ngày. Điều này làm hỏng nếp sinh hoạt 3 giờ và khiến trẻ thức cả đêm. Về bản chất, trẻ đã biến đêm thành ngày. Tình trạng này được gọi là “giật gấu (giấc ngủ ban đêm) để vá vai (giấc ngủ ban ngày)”.

Hi vọng bài viết này sẽ gửi đến bạn nhiều thông tin bổ ích. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm tại đây những cách chăm con hiệu quả.

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Tại sao giáo dục giới tính lại cần thiết cho trẻ em?

Giáo dục giới tính không chỉ là một chủ đề quan trọng dành cho người…

2 weeks ago

Cách vượt qua áp lực công việc qua chính sách “không email ngoài giờ làm việc”

Chính sách "không email ngoài giờ làm việc" là một trong những cách vượt qua…

4 weeks ago

Thay đổi văn hóa doanh nghiệp: Chìa khóa bứt phá doanh thu và khách hàng trung thành

Thay đổi văn hóa doanh nghiệp là yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo…

4 weeks ago

Top 5 trường mầm non song ngữ tại quận 7 với chất lượng giáo dục vượt trội

Việc chọn trường mầm non song ngữ tại quận 7 uy tín, chất lượng luôn…

1 month ago

Trường mầm non song ngữ Thủ Đức: Lựa chọn hoàn hảo cho sự phát triển toàn diện của trẻ

Trường mầm non là nơi trẻ nhỏ lần đầu tiên tiếp xúc với môi trường…

1 month ago

Dạy kỹ năng sống cho trẻ 2 tuổi từ những thói quen hằng ngày

Trong những năm đầu đời, trẻ em bắt đầu hình thành những kỹ năng sống…

1 month ago