Những biểu hiện của trẻ khi cảm thấy bị đè nén

Cha mẹ thường nghĩ rằng bé còn nhỏ và cuộc sống rất thoải mái, sự lo lắng của chúng đơn ...

Cha mẹ thường nghĩ rằng bé còn nhỏ và cuộc sống rất thoải mái, sự lo lắng của chúng đơn giản chỉ là không được đi chơi, không được ăn những món mình thích. Nhưng như vậy có đúng không? 

Tất nhiên không. Vì sao? Vì trẻ cũng là một người bình thường, vẫn biết đau buồn vì những chuyện xảy ra xung quanh, thậm chí nỗi buồn đó không được giải bày với cha mẹ sẽ bị đè nén lại và biểu hiện qua những hành động sau: 

1. Khóc thút thít:

Thông thường trẻ khóc thút thít là do đói hoặc khó chịu, nhưng khóc cũng là một cách tự nhiên để giảm bớt áp lực. Trẻ cố gắng giấu tất cả những gì có thể nhìn thấy trong lòng, cố tìm hiểu thế giới xung quanh, điều này đối với trẻ là rất nặng nề.

Khóc thút thít là một loại cơ chế tự nhiên bình thường, khi đứa trẻ bị kích động mạnh, thì chúng gục xuống, sau đó khóc to. Trẻ lớn dần, khóc vẫn là một cách giảm bớt áp lực khi con người gặp phải sự kích động mạnh về tinh thần. Cho nên không nên ngăn cấm trẻ khóc, đồng thời không được xem nhẹ việc khóc thút thít của trẻ, phải yêu thương vỗ về trẻ, cư xử với trẻ một cách dịu dàng. Nếu như trẻ khóc, có thể bế trẻ đung đưa cho đến khi trẻ nín.

Khóc thút thít là triệu chứng bị đèn nén tâm lý

2. Ngủ không ngon giấc:

Đêm tối đối với trẻ là rất khó khăn. Khi trẻ dưới 1 tuổi phải tách cha mẹ để ngủ riêng, chúng sẽ cảm thấy lo lắng một cách rất tự nhiên. Trong não của đứa trẻ mà trí tưởng tượng phong phú, thì tủ liền tường cũng có thể là nơi ẩn nấp của yêu ma, quỷ quái. Nếu trẻ mất ngủ trong khoảng thời gian dài, nhất định phải xem có chuyện gì ảnh hưởng đến chúng. Cha mẹ nên nói chuyện với trẻ trước khi đi ngủ, để trẻ có cơ hội nói ra những điều trong lòng, điều này sẽ giúp cải thiện giấc ngủ của trẻ.

3. Tái diễn bệnh tật:

Nếu trẻ kểu đau đầu hoặc đau bụng, nhưng lại không có bất cứ một chứng bệnh nào cả, như vậy có thể là do tinh thần bị căng thẳng. Có đứa trẻ biểu hiện lo lắng khi cha mẹ chúng muốn ly dị, nó không ngừng kểu đau đầu. Cha mẹ, cho dù có nghi ngờ trẻ giả vờ bệnh thì cũng nên đưa trẻ đi khám bác sĩ. Khi chẩn đoán ra bệnh, việc đầu tiên là phải chữa bệnh về tâm lý và tinh thần cho trẻ.

4. Buồn, lo lắng:

Trẻ nhìn thấy tai nạn, máu me trên ti vi mà sợ hãi là hợp lý, cũng như trẻ sợ kỳ thi gần kề cũng là chuyện bình thường. Nhưng nếu chúng sợ tất cả mọi người và mọi việc xung quanh lại là bất bình thường. Chúng càng mềm yếu thì những thứ chúng sợ lại càng nhiều. Cách giúp trẻ giảm bớt sợ hãi và lo lắng chính là nhìn thẳng vào chúng. Nói với trẻ “không có gì đáng sợ” không có tác dụng gì, ngược lại nên để trẻ tập trung sức lực ứng phó với những việc trong phạm vi không chế của chúng.

Hãy chú ý tới biểu hiện buồn rầu, lo lắng ở bé

5. Nói dối:

Trẻ khoảng 4, 5 tuổi đôi khi nói dối, và thông thường chắc chắn chúng không biết hậu quả hành vi của chúng. Chỉ là chúng đang phân biệt cái gì là giả, cái gì là thật. Trẻ lớn hơn một chút cũng biết nói dối trong tình huống đã có thể phân rõ được thật giả, đa số là do chúng chịu áp lực quá nhiều. Trẻ khoảng 8 tuổi cần phải chú ý tất cả những hành vi của chúng ở trường. Khi 10 tuổi chúng sẽ có suy nghĩ xã giao theo kiểu “người khác có thích tôi không?”. Chúng lo lắng sợ phụ lòng mong mỏi của cha mẹ. Nếu thừa nhận mình đã phụ lòng cha mẹ, chúng sẽ cảm thấy xấu hố. Do vậy, chúng bịa ra một số lời nói mà cha mẹ thích nghe, hoặc để chúng vui vẻ, hoặc khi thích kể về việc mình được quan tâm và khen thưởng.

6. Lười ăn:

Cha mẹ luôn luôn phải chú ý đến việc ăn uống của trẻ. Nếu thấy trẻ chán ăn hoặc biểu hiện có vấn để về sức khoẻ, cha mẹ nên chăm sóc cẩn thận. Nếu xem nhẹ vấn đề này, thì có khả năng phát triển thành chứng bệnh rối loạn ăn uống. Trẻ từ 2-8 tuổi rất kén ăn. Một số đứa trẻ kén ăn ăn uống ít, không có cảm giác ngon miệng khi ăn. Điều này có thể là trẻ đang định thông qua phương pháp không lành mạnh này để đạt được mục đích khống chế áp lực.

Hiểu được áp lực trong cuộc sống của trẻ, chịu khó phân tích và giải quyết một số vấn đề này với trẻ, đối với các bậc cha mẹ đều cần thiết. Cha mẹ không thể giải quyết tất cả những vấn đề trong cuộc sống của trẻ, nhưng có thể đưa ra những biện pháp xử lý, giúp chúng lớn lên là người vui vẻ, có khả năng thích ứng tốt. Tìm hiểu thêm về cách nuôi dưỡng bé tại đây.

More Articles for You