Ba mẹ nên làm gì khi con bị trớ sữa?

 Ba mẹ nào cũng mong muốn con mình được khỏe mạnh, nhưng trong giai đoạn sơ sinh trẻ rất khó ...

 Ba mẹ nào cũng mong muốn con mình được khỏe mạnh, nhưng trong giai đoạn sơ sinh trẻ rất khó tránh khỏi tình trạng trớ sữa. Trớ nhiều hay ít tùy vào thể trạng từng bé. Để giúp ba mẹ bớt lo lắng về triệu chứng này ở trẻ.

Bài viết này sẽ giúp giải thích nguyên nhân tại sao và biện pháp xử lý trong trường hợp này. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

1. Nguyên nhân khiến trẻ bị trớ sữa

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé trớ sữa nhưng chung quy lại, người ta chia làm 2 nguyên nhân chính là: sinh lý và bệnh lý.

– Trớ sữa sinh lý: là do những tác nhân bên ngoài như mẹ cố ép con bú khi con đã no, cho con mặc quần áo chật khi bú tạo sức ép lên bụng của trẻ, tư thế cho bé bú chưa đúng, giờ giấc cho bú và cách chăm sóc của mẹ chưa thật sự hợp lý,…

– Trớ sữa bệnh lý: là do những tác nhân bên trong cơ thể bé, bé đang mắc phải một số bệnh nào đó như hẹp phì đại môn vị, hẹp tá tràng, dị tật bẩm sinh trong dạ dày. Thậm chí nguy hiểm hơn là do viêm màng não, viêm tai giữa và một số trường hợp viêm nhiễm khác, v.v…

Giữ bình tĩnh cho bé khi bé bị trớ sữa

2. Cách xử lý khi trẻ bị nôn trớ

– Khi trẻ vừa có biểu hiện nôn trớ, mẹ phải nghiêng đầu trẻ sang một bên để trẻ không bị sặc chất nôn, rồi nhanh chóng làm sạch chất nôn trong miệng, họng và mũi trẻ (miệng trước, mũi sau), bằng cách hút hoặc quấn khăn gạc vào ngón tay thấm hết chất nôn trong mồm và họng trẻ. Lưu ý không để tay quá sâu trong miệng bé sẽ dễ kích thích bé trớ nhiều hơn.

– Tuyệt đối tránh bế xốc trẻ lên khi đang nôn trớ vì sẽ làm tăng nguy cơ trào dịch ói vào phổi, gây nguy hiểm tính mạng cho con.

– Nếu trẻ bị trớ khi ngủ, đặt trẻ nằm yên, cần kê cao đầu, đồng thời luôn để thân mình phía trên cao hơn phía dưới để tránh hiện tượng trào ngược. Nếu trẻ bị ọc sữa nhiều, nên cho nằm nghiêng sang một bên để không bị hít chất nôn vào phổi, không nên cho trẻ uống sữa ngay say khi nôn ói. Vệ sinh khoang miệng cho trẻ, thay áo, súc miệng để tránh mùi khó chịu do chất nôn gây ra.

– Khi bé ngừng nôn trớ, hãy cho uống một lượng nhỏ nước lọc hoặc nước điện giải sau mỗi 30 phút đến 1 tiếng. Nếu trẻ tiếp tục nôn thì cần cho uống luân phiên 50ml nước oserol/ 50ml nước đường sau mỗi 30 phút.

– Nếu trẻ trên 2 tuổi, mẹ có thể pha nước gừng ấm và cho trẻ uống từng chút một. Gừng có tác dụng tốt cho dạ dày, đường ruột và giảm triệu chứng buồn nôn.

– Sau khoảng 12 tiếng, khi bé không còn nôn trớ, mẹ có thể cho bé ăn uống như bình thường. Hãy bắt đầu với các loại thực phẩm dễ tiêu hóa, uống nhiều nước, Có thể cho trẻ ăn cháo loãng, uống sữa, ăn sữa chua và tuyệt đối tránh đồ uống lạnh.

– Cho bé đi ngủ, tránh đùa nghịch để hạn chế thức ăn trào ngược ra ngoài. Ngủ cỏn là lúc cơ thể bé sẽ được phục hồi.

Mong rằng với những chia sẻ trên ba mẹ sẽ hạn chế được phần nào tình trạng nôn trớ cho con. Ngoài ra, tham khảo thêm tại đây những cách khác giúp giảm trớ sữa ở trẻ.

More Articles for You