Mẹo chữa nôn trớ và bệnh chàm ở trẻ sơ sinh

Nôn trớ là bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vậy nguyên nhân trẻ bị nôn ...

Nôn trớ là bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vậy nguyên nhân trẻ bị nôn trớ và mẹo chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Nguyên nhân nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Nôn trớ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có hai nguyên nhân chính gây nên là nôn trớ sinh lý và nôn trớ bệnh lí.

Nôn trớ sinh lý là nôn trớ do hệ tiêu hóa của bé chưa được hoàn thiện, vì thế cơ thắt tâm vị yếu gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa, kèm theo các biểu hiện ho, khóc quấy kéo dài. Nôn trớ sinh lý ở trẻ sẽ tự động hết khi trẻ được 12-18 tháng tuổi trở lên.

Nôn trớ bệnh lí là nôn trớ xảy ra khi chức năng đường ruột của bé có vấn đề như bị tắc ruột, xoắn ruột hay hẹp phì đại môn vị và nhiều bệnh lý và viêm nhiễm đường tiêu hóa, đường hô hấp.

Những biểu hiện kèm theo nôn trớ ở trẻ là bụng chướng, bé bị đau bụng quằn quại, co giật hay thậm chí xuất hiện máu khi nôn trớ. Lúc này, cha mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ để khám và điều trị tận gốc của bệnh.

Nếu lâu lâu bé mới bị nôn trớ thì mẹ chỉ cần thay đổi tư thế ngồi hay bế của bé. Còn nếu tình trạng nôn trớ đi kèm với các triệu chứng như sốt, tiêu chảy, đau bụng, quấy khóc thì đa phần đều do đường ruột chưa thích ứng với lượng sữa (hoặc thức ăn) bé hấp thụ hoặc cũng có thể do bé ăn quá no hơn mức quy định.

Cha mẹ cần phải theo dõi trẻ thường xuyên và xác định xem tình trạng bệnh của trẻ có nguy hiểm không để có thể đưa trẻ đi khám bác sĩ kịp thời.

Nếu trẻ nôn trớ kèm sốt và tiêu chảy thì có thể trẻ bị các bệnh về tai mũi họng hay bệnh viêm đường ruột, viêm não hoặc cũng có thể trẻ bị cảm nóng hay lạnh. Còn nếu trẻ bị nôn trớ nhưng không sốt và cũng không muốn ăn uống gì, bị đau bụng dữ dội, không đi tiêu được hay đi tiêu có ra chút máu thì có thể bé đang bị lồng ruột, đau ruột thừa. Lúc này, cha mẹ cần đưa bé đi cấp cứu ngay, để chữa trị và tránh trường hợp xấu xảy ra.

Xem ngay:” Cách tăng chiều cao cho bé từ thực đơn bữa trưa bổ dưỡng” tại link https://goo.gl/vThkBZ

Mẹo chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Cho trẻ bú đúng cách

Một trong những mẹo đơn giản giúp chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh hiệu quả là cho trẻ bú đúng cách. Thông thường, do tư thế bú của trẻ bị sai nên trẻ thường bị ọc sữa sau khi bú sữa mẹ. 

Tư thế cho trẻ bú đúng cách là bú bên trái trước. Bởi vì bé thường có thói quen nằm ngủ nghiêng qua phải nên lượng sữa trong dạ dày của bé sẽ còn ít và không đủ để gây nên nôn trớ ở trẻ. 

Sau khi dạ dày bé đã nhiều sữa thì mẹ nên chuyển bé sang bên phải để bé bú tiếp và nghiêm bên trái. Trong trường hợp bé bú bình thì mẹ cần kiểm tra núm vú luôn đầy sữa và tuyệt đối khi bé bú thì không để bình sữa nằm nghiêng sang một bên.

Trong suốt thời gian bé đang bú thì mẹ nên dỗ dành bé để bé không quấy khóc. Bởi vì khi bé khóc sẽ khiến bé nuốt nhiều hơi và làm căng dạ dày và gây nôn trớ. Ngoài ra, trong quá trình bú bạn cũng nên dỗ dành bé để bé không quấy khóc, vì khi khóc sẽ nuốt nhiều hơi làm căng dạ dày dễ gây nôn trớ. Và tuyệt đối mẹ không nên đùa giỡn khiến bé cười nhiều và khiến thức ăn bị trào ngược ra ngoài. 

Chia nhỏ nhiều lần bú

Do dạ dạy của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện hẳn, các chức năng của dạ dày chưa điều hòa tốt nên nếu mẹ cho bé bú quá nhiều trong cùng một khoảng thời gian thì có thể làm cho dạ dày của bé bị căng lên, từ đó gây nên hiện tượng nôn trớ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Để hạn chế tình trạng này thì mẹ nên chia nhỏ các lần bú trong cùng một ngày, tăng số lần bú của bé lên và khoản cách giữa các lần bú với nhau. Khoảng cách tốt nhất giữa hai lần bú là từ 2-4 tiếng. Với những trẻ đang bắt đầu tập ăn dặm thì cũng tương tự như vậy là mẹ nên chia nhỏ khẩu phần ăn, sau khi bé đã thích nghi được thì mẹ tăng dần số lần lên sao cho phù hợp với thể trạng của bé.

Nới lỏng quần áo cho bé

Một mẹo chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh khác đơn giản mà mẹ có thể thực hiện là nới rộng quần áo của bé. Mẹ không nên mặc quần áo cũng như đeo tã cho bé quá chật, bởi vì mặc đồ quá chật sẽ khiến thành bụng và dạ dày của bé bị chèn ép, từ đó đẩy thức ăn trong dạ dày ra ngoài. 

Tốt nhất mẹ nên lựa chọn cho bé những bộ quần áo rộng rãi, thoải mái với chất liệu mát mẻ, thông thoáng. Đặc biệt, khi chọn tã cho bé, mẹ cũng nên lựa chọn những loại tã có khả năng hút ẩm cao để tạo sự thông thoáng cho bé.

Giữ đúng tư thế sau khi cho bé bú

Một lưu ý nữa mẹ cần biết để hạn chế tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là giữ đúng tư thế sau khi bé đã bú xong. Bạn nên để bé ở tư thế cao đầu trong khoảng 15-20 phút sau khi bú. Bên cạnh đó, mẹ nên vỗ nhẹ lưng cho bé để bé ợ được hơi, từ đó đẩy không khí ra ngoài. Sau đó thì bạn hãy để bé nằm nghiêng bên trái và kê đầu bé cao hơn.

Mẹ tuyệt đối không nên được bé bú trong tư thế nằm bởi vì bé sẽ dễ bị trào ngược dạ dày hơn những tư thế cao. Mẹ cũng không nên thay đổi tư thế bé bú một cách đột ngột vì việc này cũng rất dễ khiến bé bị nôm trớ và trào ngược dạ dày.

Không rung lắc bé sau khi ăn

Khi bé đã bú xong thì me đừng nên rung lắc bé quá nhiều. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên giữ bé ở tư thế thẳng lưng từ 30 phút trở lên. Khi con đã cứng cáp hơn thì mẹ có thể bế, địu, hoặc cho bé ngồi bên cạnh bố mẹ. Mẹ nhớ dùng gối đỡ để kê xung quanh bé nha.

Không cho bé bú quá nhiều 

Mẹ không nên cho bé bú quá nhiều hoặc quá no. Nếu bé bị trớ một ít sau mỗi khi bú xong thì đây là dấu hiệu bé đã bú no. Tốt nhất mẹ nên cho bé bú từng chút và thoi dõi kỹ phản ứng của con.

Trên đây là một số mẹo chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mà cha mẹ có thể tham khảo và áp dụng ngay. 

Bên cạnh đó thì mẹ có thể cho trẻ uống sữa công thức có thành phần dinh dưỡng giúp giảm nôn trớ và hỗ trợ hệ tiêu hóa của trẻ tốt nhất. Sữa Optimum Comfort của Vinamilk với công thức Opti-Care đã được chứng minh lâm sàng về những dưỡng chất có trong thành phần sữa, tăng cường lợi khuẩn, hỗ trợ sức đề kháng tối ưu, từ đó giảm tình trạng nôn trớ ở trẻ. 

Nếu trẻ dưới 2 tuổi thì mẹ vẫn nên cho trẻ bú sữa mẹ. Vì sữa mẹ là sữa cho trẻ sơ sinh tốt nhất. Nếu mẹ thuộc một trong những trường hợp không thể cho trẻ bú sữa mẹ (như mẹ không đủ sữa, mẹ bị bệnh,…) thì mẹ có thể cho trẻ uống sữa công thức với những dưỡng chất thiết yếu giúp giảm nôn trớ ở trẻ, hỗ trợ hệ tiêu hóa ở trẻ một cách tối ưu. 

Bên cạnh đó, mẹ cũng không nên cho trẻ bú hoặc ăn quá nhiều, quá no, quá nhanh hoặc quá chậm.

Nếu mẹ đang cho trẻ bú bình thì mẹ nên kiểm tra núm vú một cách cẩn thận, kiểm tra tốc độ chảy nhanh hay chậm của núm vú. Bởi vì đây cũng là một trong những nguyên nhân khiển trẻ bị nôn trớ.

Khi cho trẻ bú hoặc ăn, mẹ cần bế trẻ hay cho trẻ ngồi đúng tư thế.

Xem ngay:” Bé bị táo bón phải làm sao? Thực phẩm giúp trẻ hết táo bón hiệu quả” tại link https://goo.gl/zxJ4Ax

Mẹo chữa bệnh chàm (Ezecma) ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ 

Chàm thể tạng là một loại bệnh viêm da thường gặp nhất. Bệnh thường gặp ở những trẻ có cơ địa dị ứng, nhạy cảm với những tác động bên ngoài của môi trường như thời tiết chuyển mùa, trong không khí có nhiều phấn hoa, bụi, nấm mốc…

Bệnh này có thể kèm theo bệnh hen. Những nghiên cứu gần đây về dị ứng cho thấy chàm thể tạng ở trẻ em có thể liên quan đến chế độ ăn của trẻ hoặc của mẹ trong thòi kỳ mang thai, đặc biệt là những bà mẹ và những trẻ sử dụng nhiều thức ăn chế biến sẵn vì trong các thức ăn chế biến sẵn hiện nay thường có thêm rất nhiều loại đạm công nghiệp do nhà sản xuất đưa vào để tạo thêm hương vị cho thức ăn.

Biểu hiện

Chàm thể tạng ở trẻ em thường bắt đầu vào khoảng từ 2 – 4 tháng tuổi (dân gian thường gọi là lác sữa). Bệnh thường biểu hiện đầu tiên ở mặt, bắt đầu là những mảng đỏ có mụn nước, những mảng này có ranh giới không rõ ràng. Sau đó, những mụn nước này tự vỡ ra hoặc do gãi, làm nước màu trong, dính chảy ra, sau đó nước vàng dần và khô lại thành vẩy.

Khi vẩy bong da để lại lớp da đỏ hỏn, có thể thành vết xước gọi là “giếng chàm”. Trẻ ngứa dữ dội, gãi ngay cả lúc ngủ làm cho trẻ ở trong tình trạng bứt rứt khó chịu, hay quấy khóc. Nếu không được giữ gìn cẩn thận, vết xước có thể bị nhiễm khuẩn gây nguy hiểm cho trẻ.

Điều trị

Không nên cho trẻ vào viện vì dễ bị nhiễm khuẩn.

Khi vết chàm đang ở giai đoạn chảy nước có thể dùng bông hoặc gạc thấm nước muối sinh lý đắp lên trong khoảng 10-20 phút, cứ 3 giờ lại đắp một lần.

Có thể tắm nước ấm cho trẻ để đỡ ngứa.

Có thể bôi một số loại thuốc mỡ theo chỉ định của bác sĩ như mỡ chứa corticoid, mỡ làm tan chất sừng, hồ nước… để da đỡ dày, đỡ ngứa.

Nếu trẻ ngứa quá thì bác sĩ có thể cho uống thuốc chống ngứa như sirô phenergan 1%.

Cắt móng tay cho trẻ sạch sẽ để khi trẻ gãi đỡ làm tổn thương da.

Cho trẻ mặc quần áo mềm bằng sợi bông. Tránh các chất và vật dụng nhạy cảm với da trẻ.

Nếu bị nhiễm trùng bác sĩ thường cho trẻ dùng kháng sinh.

Dùng thêm vitamin tổng hợp, nhất là trong giai đoạn cấp tính.

Ngoài giai đoạn cấp tính, bạn có thể chữa cho trẻ theo các thầy thuốc Đông y có khá nhiều bài thuốc hiệu nghiệm.

Chế độ ăn

Tiếp tục cho trẻ bú mẹ.

Nếu trẻ ăn sữa bò thì nên cho trẻ ăn loại tách bơ 1/2 hoặc hoàn toàn.

Trẻ trên 5 tháng tuổi cho uống thêm sữa đậu nành.

Trẻ ăn dặm cần có chế độ ăn cân đối.

Tránh kiêng khem quá nhiều gây nên tình trạng suy dinh dưỡng, nhưng cũng tránh cho trẻ ăn uống xô bồ quá vì có thể gây dị ứng.

Khi muốn cho trẻ ăn một loại thức ăn mới cần để trẻ ăn thử với lượng ít một vì những trẻ này thường hay bị dị ứng.

Với trẻ trên 7 tháng tuổi, nên cho trẻ uống thường xuyên các loại nước mát có tác dụng giải dị ứng cho cơ thể như kim ngân hoa, bồ công anh, râu ngô, rau má, artiso, nước mía, nước dừa, đậu xanh, đậu đen…

. Không nên cho trẻ nằm ngay sau khi ăn. Sau khi ăn, mẹ nên bế trẻ ở tư thế đầu cao khoảng chừng 10-20 phút. Bên cạnh đó, mẹ nên một tay đỡ lưng trẻ, một tay vỗ nhẹ nhàng lên vùng lưng của trẻ. Động tác này sẽ giúp trẻ ợ được hơi, giảm khả năng nôn trớ ở trẻ.

Hiện nay, Vinamilk với dòng sữa Optimum Comfort với công thức Opti-Care, được chứng nhận y tế, giúp trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ giảm các triệu chứng nôn trớ hay quấy khóc, tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ một cách tối ưu.

More Articles for You