Nuôi dưỡng trẻ trong độ tuổi mầm non bằng cách dạy kỹ năng sống

Vào độ tuổi từ 1 đến 5 là khoảng thời gian mà trẻ cần được uốn nắn, dạy dỗ cẩn thận. Tùy vào khả năng phát triển mà kỹ năng sống cho trẻ mầm non sẽ được dạy khác nhau. Khi quan sát trẻ hằng ngày, bạn sẽ biết khi nào trẻ cần sự giáo dục nào, phát triển điều gì thì tốt nhất trong độ tuổi ấy. Sau đây hãy cùng trường Quốc tế Việt Úc tìm hiểu về những điều mà mỗi độ tuổi mà trẻ được học.

Năm 1 tuổi – Tạo cảm giác an toàn cho trẻ

Đây là lúc trẻ bắt đầu hình thành nhạn thức về thế giới xung quanh và thực tế cuộc sống rất đa chiều, phức tạp. Do đó phụ huynh cần tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm cũng như bảo ban con cẩn thận. Việc chơi với con có thể cần nhiều thời gian và sự kiên nhẫn nhưng đổi lại con sẽ cảm nhận được tình yêu của gia đình. Sự an toàn, tin tưởng và sống bình yên bên gia đình giúp trẻ có được tinh thần lạc quan và tích cực hơn khi trưởng thành.

tạo cảm giác an toàn cho trẻ trong năm đầu tiên

Xây dựng môi trường nuôi dưỡng an toàn cho trẻ

Năm 2 tuổi – Một tinh thần vui vẻ, tích cực

Sau khi đã có cảm giác an toàn thì thời điểm này là thời điểm hợp lý để tạo cho trẻ một tinh thần vui vẻ, tích cực. Một môi trường khơi dậy tiếng cười, sự vui vẻ của là một yếu tố quan trọng trong việc hình thành tính cách. Vì theo lẽ thường, mọi người ai cũng thích những người vui tươi và có nguồn năng lượng tích cực. Và một người lạc quan không những thu hút được các mối quan hệ mà còn giúp trẻ suy nghĩ tích cực khi gặp tình huống khó khăn. 

Năm 3 tuổi – Nuôi dưỡng tư duy sáng tạo

Mỗi đứa trẻ luôn sẽ có một thời gian và trí tưởng tượng hay tư duy sáng tạo rất phát triển. Đôi khi chỉ là vài trò chơi mà chỉ các em mới hiểu luật, vở kịch gia đình hay những câu chuyện ngây ngô cũng đều từ trí sáng tạo của trẻ.

kỹ năng sống cho trẻ mầm non về tư duy sáng tạo

Kỹ năng sống cho trẻ mầm non về tư duy sáng tạo

Phụ huynh không nên cảm thấy rằng trẻ đang làm điều vô lý hoặc ba hoa linh tinh mà la rầy chúng. Thay vào đó, hãy khích lệ và phát triển sự sáng tạo của cho trẻ bằng việc giành thời gian, vui chơi với trẻ. Tiềm năng này sẽ ngày càng được phát triển nếu có đủ điều kiện và yếu tố cần thiết cho sự phát triển của trẻ.  

Năm 4 tuổi – Phát triển về mặt ngôn ngữ, biểu đạt cảm xúc

Những đứa trẻ khi bước độ tuổi từ 4 đến 5 đều sẽ nói ríu rít như “chim hót”. Với giọng nói ngọng ngịu của trẻ con có phần chưa hoàn chỉnh, các em sẽ cố gắng giao tiếp. Chúng muốn thể hiển tiếng nói của bản thân và sự tò mò với thế giới. Vì vậy, thay vì cười đùa hay làm lơ lời nói của trẻ thì phụ huynh nên kiên nhẫn lắng nghe, chỉnh lại cách phát âm cho con. Tuy hơi mất thời gian và kiên nhẫn nhưng nếu dạy con cẩn thận thì trẻ có thể tập giao tiếp thoải mái với mọi người.

Năm 5 tuổi – Tạo dựng mối quan hệ trong gia đình

trẻ tập giao tiếp với mọi người trong nhà

Trẻ tập giao tiếp với mọi người trong nhà

Khi bước vào năm thứ 5 cũng có nghĩa là trẻ sắp bắt đầu một hành trình khám phá thế giới mới. Tuy nhiên, trước đó các em cần được làm quen với những người thân, ông bà và họ hàng thân thích của gia đình. Đặc biệt là cách giao tiếp với những người lớn tuổi hơn mình. Vì vậy, bố mẹ nên dạy bé về cách nói chuyện lễ phép với ông bà trong nhà nói riêng và người lớn hơn nói chung. Thước đo đánh giá một đứa trẻ có giáo dục là qua lời nói và hành vi ứng xử với mọi người xung quanh.

Sự phát triển của con trong giai đoạn mầm non cần được chú ý nếu phụ huynh muốn con có một nền tảng vững chắc. Đôi khi có một số phụ huynh không có đủ thời gian để dạy bảo con nên họ thường gửi con đến các trường mầm non như trường mầm non Quốc tế Việt Úc. Ở đây, trẻ không những được dạy dỗ, nuôi dưỡng phù hợp với độ tuổi mà còn được học kỹ năng sống cho trẻ mầm non. VAS là ngôi trường với bề dày kinh nghiệm và chương trình giáo dục tiến bộ đã khiến nhiều phụ huynh yên tâm cho con em theo học.

More Articles for You