Chất béo omega-3 DHA và EPA vô cùng cần thiết cho sự phát triển trí não trước 5 tuổi.
Tuy nhiên, nguồn 2 chất béo này lại khó tìm thấy trong thực phẩm, chỉ có ở một số loài cá như cá hồi, cá thu, cá chép và lươn, vậy nếu trẻ không chịu sử dụng những thực phẩm này thì phải làm thế nào? Cùng mẹ Lê – đang có con nhỏ 8 tháng tuổi, đi tìm lời giải đáp nhé!
Hỏi đáp: Bé không thích ăn cá, làm sao đảm bảo bé vẫn đủ omega-3 DHA và EPA cho sự phát triển não bộ?
Bé vừa tròn 8 tháng nặng 8 kg và bú mẹ hoàn toàn. Bé tăng trưởng chiều cao bình thường. Bé bắt đầu ăn dặm từ 6 tháng tuổi.Tuy nhiên, bé chi thích ăn một vài món như trứng, cà. Đặc biệt bé không thích ăn cá và các loại rau khác. Em lo sợ chế độ ăn của bé không cân bằng và chất bé ăn thiên về một vài món. Em đọc nhiều thông tin và biết được các bé dưới 5 tuổi cần nhiều chất béo cho sự phát triển não. Em cần thay đổi chế độ ăn của bé như thế nào để đảm bảo cho sự phát triển não của bé. Những gì em cần lưu ý về việc bổ sung chất béo để bé phát triển trí não toàn diện?
-Mẹ Lê-
Bác sĩ chuyên khoa trả lời:
Việc bé kén ăn một vài loại thực phẩm là rất thông thường ở các bé ở độ tuổi trước 5 tuổi do vị giác của bé cần thời gian phát triển và học hỏi các hương vị. Bạn có thể sáng tạo cách chế biến hoặc cách cho bé ăn để giúp vị giác của bé phát triển với đa dạng thực phẩm. Ví dụ như, bạn có thể xé nhỏ cá chiên giòn để bé bốc ăn hoặc chà nát thịt cá như bột rắc lên cháo, mì, nui. Ngoài ra, bạn có thể giới thiệu nhiều loại rau với những màu sắc khác nhau trong những món bột ăn dặm cho bé, và sắp xếp hình thù dễ thương để bé hứng thú khi ăn. Đôi lúc bé sẽ chơi với thức ăn hoặc không chịu ăn. Lúc này, bạn ngưng món đó và cho bé ăn món bé thích. Sau đó, kiên nhẫn giới thiệu lặp lại món đó ở bữa ăn khác.
Chất béo là cần thiết cho sự phát triển trí não trước 5 tuổi, đặc biệt chất béo omega-3 DHA và EPA. 95% não bộ sẽ phát triển trước 5 tuổi, nên nhu cầu sử dụng DHA và EPA cao trong giai đoạn này. Tuy nhiên, nguồn 2 chất béo này lại khó tìm thấy trong thực phẩm, chỉ có ở một số loài cá như cá hồi, cá thu, cá chép và lươn. Một số loài rong biển và vi tảo biến có thể có chứa 2 loại chất béo này, nhưng không khuyên dùng cho bé dưới 3 tuổi vì hàm lượng Iodine khá cao trong những loại thực phẩm này. Quá dư thừa Iodine có thế ảnh hưởng đến hormone tăng trưởng của bé. Bạn nên cố gắng tập cho bé ăn đa dạng gồm lươn và các loại cá kể trên 3 ngày/tuần. Hoặc bạn có thể bổ sung dầu omega-3 cho bé.
Ví dụ, khuyên bạn đầu tiên nên cho bé bú mẹ theo nhu cầu (đủ 560 – 600ml/ngày). Một tuần ăn đủ: 1 ngày lươn (món bé thích) và 1 ngày nên khuyến khích bé ăn khoảng 40 – 60gram cá hồi, cá chép hoặc cá thu. Kết hợp 4 ngày khác trong tuần, bổ sung thuốc omega-3 ở liều dự phòng 140mg DHA/ngày, 230mg EPA/ngày.
Nếu bé ăn quen các loại cá trên. Bạn có thể cho bé ăn 3 ngày/ tuần gồm lươn và các loại cá kể trên. Vào lúc này, bé không cần bổ sung thêm omega-3 từ thuốc.
Khi chọn dầu omega-3 cho bé dưới 5 tuổi, bạn nên lưu ý những điều sau:
• Thành phần nên chứa đồng thời 2 chất béo DHA và EPA.
• Nên chọn dầu cá chiết xuất từ cá được đánh bắt ở vùng biển sạch, an toàn, có chứng nhận rõ ràng về nguồn gốc cá. Ví dụ, sản phẩm dầu cá omega-3 sạch ở Anh và một số nước Châu Âu đã có chứng nhận “Friends of Sea” trên sản phẩm. Chứng nhận này chứng minh là nguồn cá được khai thác ở vùng biển sạch và an toàn cho trẻ nhỏ.
• Không nên chọn những sản phẩm dầu cá chiết xuất từ gan cá vì gan cá thường tích trữ nhiều kim loại nặng không tốt cho sức khỏe bé.
Chúc bé luôn khỏe và chúc mẹ tìm được chế độ dinh dưỡng phù hợp với con yêu!