Có những hành vi cha mẹ ít quan tâm, cho là con trẻ không chú trọng hay không hiểu, lại chính là những cái làm hư hại lương tâm một cách vô hình.
Không nên cư xử với trẻ thiếu công bằng
Trẻ nhỏ lúc nào cũng ngây thơ và chưa hiểu chuyện, đôi khi chúng chưa nhìn nhận được hậu quả mà dễ gây ra sai lầm không đáng có. Lúc này, chúng ta rầy la ầm ĩ, khiến con trẻ sợ hết vía. Đó là hành vi không công bằng của cha mẹ, thầy cô. Điều này khiến lương tâm con trẻ không biết phân biệt nhận định ra sao trước một hành vi, một tư tưởng.
Nó sẽ không phân biệt thế nào là phải, là trái, thế nào được phép và không được phép. Nó sẽ nói rằng mọi sự đều tốt, nếu cha mẹ hứng thú. Mọi sự đều xấu nếu cha mẹ buồn rầu. Phán đoán như vậy rất nguy hiểm và làm sai lệch lương tâm.
Những cư xử bất công bao giờ cũng nguy hại cho nền giáo dục lương tâm.
Nhiều lần chúng ta phạt con rất nặng, chỉ vì con sơ ý, vụng về trong lúc ăn uống, làm vỡ chén bát, làm sứt mẻ miếng kính. Ngược lại, khi thấy con trẻ nói dối, làm những việc sai trái, chúng ta chỉ cười vui và còn tán thưởng.
Nhiều thái độ của cha mẹ đã làm sai lệch lương tâm của trẻ. Cha mẹ quan tâm sự xấu là khi mất lòng mình, sự tốt là khi làm vui lòng mình. Tốt xấu – theo sở thích của cha mẹ – thật là sai lầm. Chính vì thế, cha mẹ, thầy cô cần tỉnh táo trong việc giáo dục lương tâm cho trẻ, nếu tán thưởng con vì những chuyện sai trái thì đây là việc đi ngược lại với đạo đức xã hội.
Giữ thái độ nhất mực với trẻ
Con trẻ hay hỏi, nó hỏi lung tung, thấy gì hỏi nấy. Còn khi hỏi vấn đề khó giải quyết đối với nó. Ví dụ như con trẻ hỏi: “Má ơi ! Má nói xem con nít sinh ra thế nào?”.
Để giải quyết, bà mẹ kể câu chuyện vớ vẩn, không muốn cho con biết. Nhiều lần bà nói dối, làm lương tâm trẻ sai lạc đi.
Phán đoán sai lầm là điều cực kỳ tai hại
Cha mẹ phê phán về người, về vật nhiều khi quá tàn nhẫn, quá lệch lạc, không hợp với sự thật.
Biết bao câu nói tuy không sai hoàn toàn; song trong thực tế, nó trở thành những lề lối ăn nhập vào con trẻ và làm lương tâm nó sai lầm.
Tránh hẳn những xung khắc giữa lời dạy và hành vi
Việc làm của cha mẹ sẽ làm in sâu vào tâm trí con trẻ hơn lời nói. Một mặt khen láo sự thành thật, mặt khác lại hành động gian tham, thấy của ai cũng lấy, không trừ nễ gì. Cái đó làm cho lương tâm trẻ bị lu mờ và có thể lấy công việc như cốt cách đời sống hơn lời nói.
Khi trẻ còn nhỏ, nhà giáo dục là lương tâm của nó cũng như ánh sáng soi cho nó hành động. Nó sẽ dựa trên những việc làm của cha mẹ, thầy dạy mà định hướng hành động và suy nghĩ trong cuộc đời. Bà mẹ nói: “Mẹ muốn con làm cái này, mẹ cấm con đi đường kia”.
Việc bà mẹ muốn con làm và cấm con làm thì trẻ lấy làm mẫu mực, là điều tốt, điều xấu.
Phán đoán giá trị của những việc làm đúng cách chính là tiền đề tạo nên nền tảng lương tâm; từ đó tạo ra những mẫu mực để hoàn thiện bản chất của con người. Bậc làm cha, làm mẹ, trong việc giáo dục con trẻ cần cố gắng thể hiện những hành động đúng đắn, để làm gương cho con em mình.