Tại sao con trai tôi lại không nghe lời?

Dạy con trai thường làm các mẹ rất dễ sốt ruột. Bởi các bé trai thường không nghe lời và ...

Dạy con trai thường làm các mẹ rất dễ sốt ruột. Bởi các bé trai thường không nghe lời và mẹ phải luôn vất vả để kiểm soát bé! Hôm nay, hãy cùng đứng trên lập trường của con để tìm hiểu lý do tại sao và từ đó có được phương pháp dạy con đúng đắn nhé.

Thông thường, các bé gái thường rất hay nhạy cảm nhận biết không gian xung quanh, có thể cư xử như những gì người lớn muốn. Ngược lại, với bản tính hay tò mò, hiếu động của các bé trai, bé sẽ làm bất kỳ điều gì mình muốn dù đó là những việc nguy hiểm hay những gì mà “nếu là mẹ, thì tuyệt đối sẽ không làm như thế”.

Vì mẹ là con gái, khi nhớ lại quá khứ ngày trước của mình, có lẽ các mẹ thường vẫn hay nghe lời người lớn. Nếu như thế, việc mẹ băn khoăn “Tại sao con trai lại không nghe lời nhỉ?” khi dạy con là một điều tất nhiên dễ xảy ra và dễ hiểu.

Khi mẹ cảm thấy mình sắp cáu với con, hãy dừng lại và hít thở thật sâu

Mẹ có vai trò như là một huấn luyện viên về mọi mặt của con. Mẹ cần chỉ ra các điểm con cần cố gắng trong từng trường hợp cụ thể để con có thể tiến bộ hơn.

Có lẽ có rất nhiều quy tắc mà mẹ đặt ra, nên lúc nào mẹ cũng phải quát mắng con. Mẹ cũng rất vất vả. Nhiều khi mẹ nổi cáu, quát, mắng, phàn nàn con nhưng cuối cùng mẹ lại là người đi thu dọn mọi thứ, và một ngày lại trôi qua.

Trong việc nuôi dạy con, tất nhiên sẽ có những ngày như thế, nhưng ngày nào cũng như vậy thì thật lãng phí. Mẹ chẳng làm được gì cho riêng mình, lúc nào cũng tất bật, không có lúc nào ngồi uống một ngụm trà thong thả cả! Và rồi một ngày lại qua đi.

Khi cảm thấy bản thân sắp cằn nhằn nổi cáu thì:

Mỗi việc xảy ra dù nhỏ nhặt, nhưng nó cứ chồng chất lên nhau, tích đọng lại thì cuối cùng dễ dẫn đến “việc nuôi dạy con = suốt ngày la mắng”.

Không biết tại sao lại như vậy nhỉ. Có thể là do “xử lý các công việc trước mắt” đã chiếm hết tâm trí của mẹ! Nhưng việc dạy con không phải là một sớm, một chiều, nó là “sự tích lũy”.

Những hành động tiếp xúc hàng ngày với con tuy rất nhỏ nhặt, nhưng nó được con tích đọng lại trong bản thân, hấp thụ dần dần và tạo nên cá tính và các thói quen sống.

Việc các mẹ bị chi phối nhiều bởi các sự việc xảy ra ngay trước mắt cũng rất dễ hiểu. Nhưng hãy nghĩ thêm theo cả hướng khác nữa. Khi cảm thấy bản thân sắp nổi cáu hay cằn nhằn thì hãy hít thở một hơi thật sâu, và nghĩ thử như sau.

“Mình cứ cằn nhằn mãi thế này thì mọi chuyện sẽ thế nào nhỉ?”

“Mình bắt con làm việc này, nhưng thực tế mình muốn con làm gì?”

“Tại sao mọi chuyện lại ra nông nỗi này?”

“Mình muốn con trở thành người thế nào?”

Đây có thể là một cách nhìn rất khách quan khó nghĩ ra khi công việc nuôi dạy và tiếp xúc với con hàng ngày rất bộn bề. Nếu ta bình tĩnh lại, nhìn mọi việc một cách tổng quan, có cách nhìn hướng tới tương lai, khi đó có lẽ cách dạy con, những lời nói hàng ngày với con, cách mắng con cũng sẽ thay đổi.

Nuôi dạy con chính là sự tích lũy từ những việc rất nhỏ nhặt hàng ngày, nó như là việc xây dựng nền móng vậy.

Hãy suy nghĩ về việc mẹ muốn truyền cho con lời nhắn nhủ thế nào, khi đó con cảm nhận thế nào, tiếp thu đến đâu. Nếu không có những thời gian như vậy, con sẽ khó có thể trưởng thành và khôn lớn được.

hãy đứng trên lập trường của con để hiểu bé rõ hơn

Đặt ra các nguyên tắc

Tiếp theo, ta hãy suy nghĩ trên lập trường không phải của mẹ, mà là của các con.

Có câu hỏi thế này. Điều gì làm con gặp khó khăn nhất trong cuộc sống hàng ngày với mẹ?

Gợi ý: Có lẽ các mẹ sẽ dễ tìm ra câu trả lời khi nghĩ tới cấp trên hay thầy giáo phụ trách thời sinh viên của mình. Lúc đó, người mà các bạn cảm thấy khó tiếp xúc nhất là người như thế nào?

Có lẽ có rất nhiều kiểu, nhưng một trong số đó là “người mà điều hôm qua đã nói và hôm nay đang nói không giống nhau, cứ thay đổi xoành xoạch”? Nói một cách khác, đó là “người làm việc theo cảm xúc”, “người có tinh thần không ổn định”, “người hay thay đổi trong phán đoán và ra lệnh”. Con người ai cũng có những lúc tinh thần không ổn định, cảm xúc hỗn loạn. Tuy nhiên nếu nó trở nên thái quá, hay sự thay đổi với biên độ quá lớn, thì nó sẽ làm cho những người xung quanh phải vất vả xử lý các tình huống. Nếu đã đứng trên lập trường và hiểu được cảm xúc của con, chắc chắn mẹ sẽ biết được mình nên làm gì để dạy con hiệu quả rồi đấy!

Việc nuôi dưỡng về mặt tinh thần là quan trọng, nhưng việc chăm sóc về thể chất cũng không thể coi thường. Cân bằng cả 2 yếu tố mới có thể giúp con phát triển một cách toàn diện nhất, mẹ nhớ nhé. Để tham khảo các bài viết liên quan, mẹ có thể truy cập tại đây.

More Articles for You