Đọc vị vấn đề của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Trẻ nhỏ cần sự chăm sóc rất tỉ mỉ từ ba mẹ vì giai đoạn này sẽ là bước đệm ...

Trẻ nhỏ cần sự chăm sóc rất tỉ mỉ từ ba mẹ vì giai đoạn này sẽ là bước đệm cho sự phát triển của trẻ sau này. Bài viết sau đây sẽ mang đến cho ba mẹ 1 vài lời khuyên bổ ích cũng như giải đáp 1 số thắc mắc trong quá trình chăm sóc con. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

1. Tập cho con ti bình

Tập cho trẻ ti bình sớm sẽ khiến mẹ đỡ vất vả hơn hay thậm chí mẹ có thể sớm quay lại với công việc của mình. Nếu con càng lớn, càng khó quen và chấp nhận ti bình. Để tập cho con ti bình, mẹ cần có hẳn cho mình 1 kế hoạch và thực hiện từng bước một, nhưng cũng không thể thiếu sự kiên định của mẹ. Vì bất cứ sự thay đổi nào ba mẹ dành cho bé, bé cũng cần nhiều thời gian làm quen và thích nghi. Tất nhiên, nếu con đã được 6 tháng hoặc hơn, mẹ có thể cân nhắc cho con uống thẳng bằng cốc có ống hút và bỏ qua ti bình.

Khi quyết định cho con ti bình. Đầu tiên bạn hãy giới thiệu bình cho con và tìm một núm vú giống đầu ti mẹ nhất và nếu con chịu ngậm, thì đừng đổi núm vú. Việc con phải điều chỉnh để thích nghi với một núm vú đã là quá đủ, đừng đưa con ra làm thử nghiệm với nhiều loại núm vú, trừ khi núm vú con đang dùng làm con bị sặc, trào hoặc nghẹn. Nếu trong trường hợp núm làm con bị nghẹn, trào hay sặc thì mẹ nên dùng loại núm chảy chậm. Loại núm này khi dốc ngược bình sữa sẽ không nhỏ ra, sữa chỉ chảy khi có cử động bú mút của bé. Do đó khi bé ngừng mút, dù núm vẫn nằm trong miệng thì sữa cũng không chảy ra và không gây sặc cho bé.

Hãy bắt đầu cho con bú bình vào bữa ăn đầu tiên trong ngày, khi con đói nhất. Mẹ cần chuẩn bị tinh thần bởi mẹ sẽ lo lắng trước những phản kháng của con, nhưng sau đó mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn.

giới thiệu bình sữa cho bé là bước đầu tiên tập cho con ti bình

2. Trẻ dần lớn bỗng gầy đi có phải do bệnh?

Thường thì khi trẻ có khả năng di chuyển, con cũng ít quan tâm tới việc ăn uống hơn. Cơ thể con cũng bắt đầu thu gọn lại do vận động nhiều hơn. Khi trẻ bớt mũm mĩm, chúng giống các bé mầm non hơn. Tùy thuộc vào thể trạng của trẻ – điều con được thừa hưởng từ gia đình, cái bụng phệ đáng yêu của con sẽ bắt đầu thu nhỏ lại. Miễn là con khỏe mạnh, đừng quan tâm tới cân nặng. Nếu lo lắng, hãy đưa con tới với bác sỹ chuyên khoa.

3. Không nuôi con kiểu ngẫu hứng

Khi trẻ chuẩn bị làm quen với đồ ăn thực sự. Ngay cả khi vẫn còn một số lo lắng về đồ ăn (chủ yếu là con uống bao nhiêu sữa) – đây là những vấn đề vẫn chưa được giải quyết triệt để từ các giai đoạn trước – thì các băn khoăn nổi bật trong giai đoạn này là thức ăn dặm. Trẻ không còn chỉ phụ thuộc vào đồ ăn lỏng (sữa) mà giờ đây con học cách ăn bột nghiền, làm quen với đồ ăn thô và cuối cùng là tất cả những món mà gia đình ăn. 

Khoảng tháng thứ bảy, khi con bắt đầu ăn dặm. Nếu tiếp tục cho con ăn đêm, việc tập ăn dặm sẽ gặp nhiều khó khăn vì với mỗi 30 ml sữa cho con bạn uống thêm, bé sẽ không đói và do đó bỏ qua 30gr thức ăn dặm. Tuy nhiên, khi giảm lượng sữa ăn đêm của con, mẹ cần phải thêm đúng chừng đó vào bữa ăn ban ngày. Nếu không, con sẽ tỉnh giấc vào ban đêm.

More Articles for You