Mẹ sẽ vất vả hơn trong giai đoạn bé từ 6 tháng đến 12 tháng tuổi, bởi lúc đó mẹ không chỉ lo những bữa ăn dặm hằng ngày cho bé mà phải dạy cho bé học ăn học nói, học gói, học mở như thế nào và tránh cho bé những vật dụng và hoạt động nguy hiểm đến bé.
Chăm sóc trẻ 7 tháng tuổi
– Mẹ nên chú ý các triệu chứng mọc răng của bé: bé thổi bong bóng, mút môi dưới và có thể sốt nhẹ hoặc màu phân của bé hơi thay đổi.
– Khi mẹ bận, không thể trông bé được, hãy cho bé vào cũi cùng ít món đồ chơi. Môi trường nhỏ này, đôi khi tốt cho bé trong vài trường hợp.
Chăm sóc trẻ 8 tháng tuổi
– Những vật dễ vỡ, bén, nhọn khỏi mẹ nên ngăn bằng những ngăn thấp để bảo vệ bé, tránh bé không đụng chạm vào những món đồ ấy.
– Các mẹ cũng nên chuẩn bị sẵn những số điện thọai cho trường hợp khẩn cấp như: cứu hỏa, bác sĩ, cứu thương,…
Chăm sóc trẻ 9 tháng tuổi
– Giữ không cho bé vào phòng tắm trừ khi mẹ có trong đó. Ngoài ra thuốc để trong nhà mẹ phải cất cần thận, đừng để trong tầm tay bé, bé có thể với lấy được và bỏ vào miệng.
– Bắt đầu cho bé biết những dấu hiệu của sự nguy hiểm. Khi bé cố leo lên bếp, bạn hãy nói với bé là “Nóng” bằng một giọng thấp và thái độ kiên quyết.
Đưa bé đi kiểm tra sức khỏe khi được tròn 9 tháng tuổi. Lần kiểm tra sức khỏe này rất quan trọng để biết về sự phát triển và tăng trưởng của bé.
Chăm sóc trẻ 10 tháng tuổi
– Giúp bé vượt qua nỗi sợ người lạ bằng cách thường xuyên đưa bé ra ngòai chơi và tiếp xúc với mọi người xung quanh.
– Những lúc tắm, mẹ hãy khuyến khích bé tự chăm sóc mình bằng cách cho bé tự nghịch rửa với nước. Sau khi tắm cho bé xong, đưa khăn cho tắm cho bé để cho bé tự lau khô. Mẹ có thể giúp bé khi cần thiết.
– Nếu bé quấy khóc ban đêm, bạn không nên chạy đến nôi của bé ngay lập tức. Trẻ em ở tuổi này thỉnh thỏang bé hay giật mình trong lúc ngủ, nên hãy để bé tự trở lại giấc ngủ bình thường.
Chăm sóc trẻ 11 tháng tuổi
– Khi bé làm đổ nước, thức ăn, bạn nên khuyên bé và chỉ bé từ từ. Mẹ đừng tỏ ra bực dọc bởi bé cũng sẽ không hiểu vì sao mẹ thể hiện cảm xúc như vậy.
– Một vài tai nạn nhỏ có thể xảy ra khi bé bắt đầu tập đi nên mẹ đừng quá lo lắng khi bé té nhiều lần. Mẹ hãy để bé tập đi chập chững bằng chân không trong nhà những lúc có thể, để cơ chân bé phát triển khỏe mạnh. Khi mua giày cho bé, nên mua những đôi có đế mềm. Chúng sẽ giúp bé tập những buớc đi dễ dàng hơn hơn.
– Dạy cho bé những cách cư xử lịch sự ngay từ bây giờ. Luôn mở đầu những yêu cầu của bạn bằng những câu như: “Tạm biệt” hoặc “Cảm ơn” sau khi kết thúc chào hoặc nhận một món đồ gì từ ai đó, và khi bé đã làm như bạn yêu cầu. Hãy cho bé biết đánh giá của bạn.
Chăm sóc trẻ 12 tháng tuổi
– Các mẹ hãy đảm bảo rằng những vật nặng trên cao và những cái kệ chứa vật dụng trong nhà không bị đổ vào gây tổn thương đến bé.
– Đưa bé đến bác sĩ đểm khám định kỳ 12 tháng và tiêm ngừa.
Ngoài ra ở giai đoạn này bé cũng rất cần bổ sung thêm sữa ngoài những bổ ăn dặm hàng ngày, bởi sữa là thứ thiết yêu trong đời sống hàng ngày của bé, nếu có điều kiện, các mẹ nên cho bé uống các loại sữa khác nhau tùy theo từng giai đoạn kể cả khi bé đã lớn. Ở thời điểm này sữa Diealc alpha step 2 là sự lựa chọn cực kì tốt cho bé, các mẹ có thể sử dụng thêm cho bé vào mỗi ngày hoặc những lúc quá bận rộn để quá trình chăm sóc bé được tốt hơn.