Bài trừ tính ham ăn của trẻ như thế nào?

Hãy quan sát trẻ khi chớm nở tính tham ăn, để chúng ta bài trừ tận nguồn gốc. Nhiều phụ huynh ít nghĩ tới vấn đề, nên chậm trễ bài trừ và không đạt kết quả về sau.

1/ Đừng nêu gương ham ăn cho trẻ

Tính tham ăn của trẻ cũng như nết xấu khác xuất phát do thấy chung quanh tham ăn, ngay trong gia đình, rồi thấy người cha uống  rượu say sưa, người mẹ ngầm ngoàm vô lối, trẻ thấy thế bắt chước, thành ra tật tham ăn.
Đừng để trẻ theo tính tham ăn. Trẻ thích bánh kẹo và đồ ngọt, lẽ dĩ nhiên không thể ăn hết được, nhưng chúng ta cho ăn vừa phải, kẻo gây ra tính tham ăn hay làm đà cho tính xấu này mọc ra.

Nhất là đừng chiều ý riêng tham ăn của trẻ, nếu theo ý nó, thích gì cho nấy là nguy hiểm, là giáo dục thất sách.

Hãy tập cho trẻ chịu khổ và hy sinh. Không nên thưởng trẻ món quà sau khi làm công việc; ví dụ sai trẻ mua rau ngoài chợ, về nhà cho bánh kẹo. Đó là cách thức nuôi tính tham ăn của trẻ. Nó sẽ đi làm vì được kẹo được bánh chứ không vì mục đích cao thượng muốn giúp gia đình và cha mẹ.

2. Tập cho trẻ kìm hãm tính tham ăn.

Một khi làm chủ được bản tính, là kiểm soát được chí và nghị lực, bấy giờ, trẻ kìm hãm dễ dàng tính tham ăn. Nhưng một khi thiếu ý chí, thiếu nghị lực, trẻ sẽ tham ăn và khó lòng bài trừ tính xấu này.

Muốn giữ thăng bằng và nghị lực, cần cho trẻ ăn uống đúng mức, đừng thái quá cũng đừng thiếu hụt. Ăn uống thèm khát thiếu hụt làm cho trẻ dễ tham ăn.

Cho trẻ ăn đúng giờ, đúng kỳ hạn, để bảo toàn sức khỏe và sống điều độ, giúp phát triển nghị lực để không tham ăn.

Trong gia đình có kẹo bánh, nên cho trẻ ăn sau bữa ăn, đừng nên cho ăn bất cứ lúc nào. Khi bà con thân thuộc đến cho quà bánh, nên giữ lại để cho trẻ ăn đúng lúc. Tốt hơn là lấy quà bánh ấy phân phát cho trẻ nghèo hàng xóm để chúng cùng hưởng hạnh phúc và bình đẳng.

Điểm này mở rộng trái tim từ bi của trẻ, đào tạo ý chí, để điều khiển những khuynh hướng tự nhiên, đồng thời phát huy tình thương đồng loại.

3/ Phạt khi thấy trẻ ham ăn

Khi thấy trẻ tham ăn, chớ vội gỡ tội cho là không đáng kể, bởi như vậy là kích thích nó tiếp tục tham ăn. Thấy nết xấu này chớm nở, hãy tẩy trừ ngay, kẻo ăn sâu vào tâm trí, về sau khó bỏ đi.

Thấy phát hiện tính xấu này, nên phạt ngay chỗ trẻ phạm tội. Bắt gặp trẻ ăn vụng trong bếp, phạt quỳ ngay chỗ đó. Khi biết nó tham ăn đồ nào đó, lần sau không cho nó đồ ấy hay cho ít hơn. Bấy giờ, cha mẹ cắt nghĩa cho con hiểu tại sao phải quyết liệt bài trừ tính tham ăn và nêu cao hiệu quả tốt đẹp của tính điều độ.

Như thế, chúng ta giáo dục con trẻ khử trừ nết hư bằng phương pháp khôn khéo, đồng thời xây dựng tình thương trong lòng để trẻ hướng lên cao, xây dựng cuộc đời có nhân phẩm, có lễ nghĩa

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Cách chọn trường thpt phù hợp cho trẻ sắp lên lớp 10

Môi trường học tập có thể được ví như ngôi nhà thứ 2. Vì nắm…

6 days ago

Top 3 phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

Theo Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), kỹ năng sống là những khả năng,…

2 weeks ago

Bằng A level là gì? Bí kíp cho du học sinh tương lai

Đối với những bạn du học sinh tương lai đang ấp ủ giấc mơ du…

3 weeks ago

Các yếu tố cần xem xét khi chọn trường THPT quốc tế phù hợp

Việc chọn trường THPT quốc tế phù hợp cho trẻ là một quyết định quan…

1 month ago

Khám phá A Level – Chứng chỉ giáo dục đẳng cấp

A Level là một trong những chứng chỉ giáo dục đẳng cấp được nhiều người…

1 month ago

Top các hoạt động giúp trẻ mầm non phát triển ngôn ngữ

Trẻ mầm non là đối tượng đặc biệt quan trọng trong giai đoạn phát triển…

2 months ago