Các mẹ nên cho con bắt đầu ăn dặm khi bé được 6 tháng tuổi và số lần ăn mỗi ngày cũng cần phải hợp lý, không quá ít hay quá nhiều, để đảm bảo bé phát triển khỏe mạnh mà không ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Nhiều nghiên cứu đều chỉ ra rằng không nên cho trẻ ăn dặm khi chưa đủ 6 tháng tuổi và cũng không nên trì hoãn việc này quá lâu. Thời điểm thích hợp nhất để cho con ăn dặm là khi bé đã được 6 tháng tuổi.
Khi mới bắt đầu, mẹ nên giới thiệu cho bé từng loại thức ăn một và cho bé ăn một cách chậm rãi. Con của bạn có thể uống sữa mẹ hoặc sữa bột công thức cùng với các bữa ăn dặm vào giai đoạn này. Các mẹ nên cho con uống sữa sau mỗi 2-3 tiếng xen kẽ là các bữa ăn dặm. Trẻ 6 tháng tuổi nên ăn dặm 2, 3 lần một ngày.
Đồng thời, thức ăn của bé trong giai đoạn đầu nên được xay nhuyễn để dễ tiêu hóa, hấp thụ.
Các mẹ có thể cho con ăn dặm vào bất kì bữa nào trong ngày. Tuy nhiên để bắt đầu, mẹ nên cho con ăn sữa vào bữa đầu tiên của ngày để hệ tiêu hóa của bé làm quen với việc tiêu hóa. Bạn có thể tham khảo lịch ăn dặm dưới đây cho con của mình:
– Bữa sáng (7:30 dến 8:00): Cho bé ăn hoa quả hoặc rau nghiền
– Bữa trưa (11:30 đến 12:30): Cho bé ăn các loại ngũ cốc như cơm, yến mạch hoặc lúa mạch.
– Bữa tối (6:00 đến 7:00): Cho bé ăn các loại rau xanh, hoa quả hoặc ngũ cốc.
Ngoài ra các bữa nhẹ, bạn có thể cho con ăn súp, hoa quả nghiền hoặc uống sữa. Loại thức ăn đầu tiên cho bé dùng được gọi là thức ăn giai đoạn 1, bao gồm những món đã được xay nhuyễn và chắt lọc để giúp bé có thể nuốt và tiêu hoá dễ dàng, ngoài ra chúng còn phải có tỷ lệ dị ứng thấp.
– Sữa: Tiếp tục cho bé dùng sữa mẹ hoặc sữa công thức bởi đây là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng nhất cho đến khi bé 1 tuổi. Cứ mỗi 2-3 tiếng cho bé dùng sữa mẹ một lần hoặc theo nhu cầu.
– Hoa quả: Táo, bơ, mơ, chuối, xoài, đào, đu đủ, lê, mận và bí đỏ là những loại hoa quả tốt nhất cho trẻ đang ăn dặm.
– Rau củ: Bé có thể dễ dàng tiêu hoá được những loại rau củ đã được luộc chín và nghiền nhỏ như đậu xanh, cà rốt, khoai lang, bí và khoai tây.
– Ngũ cốc và các loại hạt: Ngũ cốc và các loại hạt như gạo, yến mạch và lúa mạch cung những dưỡng chất thiết yếu cho sự phát phiển của trẻ.
– Thịt: Cha mẹ có thể cho bé ăn các loại thịt gia cầm và cá đã được hầm nhừ và nghiền nhỏ, lưu ý lọc bỏ xương kỹ càng trước khi cho bé ăn.
Để tham khảo thêm bột ăn dặm cho bé, mời các mẹ click vào tại đây.
Khi xu hướng du học ngày càng trở nên phổ biến, việc chuẩn bị một…
Giáo dục giới tính không chỉ là một chủ đề quan trọng dành cho người…
Chính sách "không email ngoài giờ làm việc" là một trong những cách vượt qua…
Thay đổi văn hóa doanh nghiệp là yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo…
Việc chọn trường mầm non song ngữ tại quận 7 uy tín, chất lượng luôn…
Trường mầm non là nơi trẻ nhỏ lần đầu tiên tiếp xúc với môi trường…