Bé bị tiêu chảy do dị ứng với kháng sinh hay dùng kháng sinh sai cách hoặc không đúng liều lượng thì cách điều trị sẽ như thế nào và bé bị tiêu chảy nên ăn gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua những thông tin trong bài viết nhé!
Sau khi sử dụng thuốc kháng sinh thường xuất hiện tiêu chảy, gọi là tiêu chảy do kháng sinh.
Nhiều khi, người ta quy cả những trường hợp tiêu chảy có một số ít bạch cầu, hồng cầu trong phân thành nhiễm khuẩn và điều trị bằng kháng sinh.
Cách làm này rất dễ làm mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột và xuất hiện tiêu chảy thứ phát do kháng sinh. Khi xuất hiện tiêu chảy do kháng sinh, trừ trường hợp nhất thiết phải sử dụng kháng sinh ra thì nên ngừng thuốc.
Nếu nghi ngờ đường ruột bị nhiễm khuẩn, và xét nghiệm phân cho thấy lượng hồng, bạch cầu vượt quá 15 – 20/vi trường thì có thể sử dụng kháng sinh. Nhưng trước khi sử dụng kháng sinh nên lấy mẫu phân tiến hành cấy phân.
Thông thường, thời gian cấy phân thường cần đến ba ngày. Nếu kết quả cấy phân dương tính, là nhiễm vi khuẩn, thì căn cứ theo xét nghiệm dị ứng thuốc để xem có tiếp tục sử dụng cùng chủng loại kháng sinh hay là đổi sang loại kháng sinh khác. Nếu kết quả cấy phân âm tính, nên ngừng sử dụng kháng sinh.
Cho dù sử dụng kháng sinh vì nguyên nhân gì thì cũng làm mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, biểu hiện là tiêu chảy. Lúc này nên cho trẻ sử dụng Probiotic nhưng chú ý thời gian sử dụng Probiotic phải cách thời gian sử dụng thuốc kháng sinh ít nhất hai tiếng, tuyệt đối không được sử dụng cùng lúc.
Thực ra, dự phòng tiêu chảy liên quan đến kháng sinh rất quan trọng, ngày nào sử dụng kháng sinh thì ngày đó nên bắt đầu sử dụng Probiotic để giảm nhẹ tiêu chảy. Sau khi ngừng sử dụng kháng sinh vẫn kiên trì sử dụng Probiotic từ 1 – 2 tuần để cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột.
Nếu tiêu chảy nặng, cũng cần đổi từ sữa công thức bình thường sang sữa công thức không chứa Lactose. Cuối cùng xin được nhắc nhở, các gia đình hãy thận trọng khi dùng kháng sinh!
Một đứa trẻ đi ngoài hơn hai mươi ngày, gia đình cho cháu uống kháng sinh, viên nén cefdinir, viên nén cefalor và liên tục bổ sung Probiotic. Gia đình còn đổi từ sữa công thức sang sữa không dị ứng (sữa acid amin).
Khi trẻ tiêu chảy, đa số phụ huynh đều cho trẻ uống rất nhiều loại thuốc theo suy nghĩ của mình, nhưng thực tế là cách làm này không hề khoa học:
1. Khi trẻ tiêu chảy, cha mẹ phải đem phân của trẻ đi xét nghiệm để xác định nguyên nhân tiêu chảy. Chỉ dùng kháng sinh trong trường hợp nhiễm khuẩn, kháng sinh không phải loại thuốc chuyên dụng để trị tiêu chảy;
2. Sử dụng Probiotic để cân bằng những ảnh hưởng của kháng sinh gây ra với hệ vi sinh vật đường ruột chỉ là cách làm vạn bất đắc dĩ;
3. Sữa bột không dị ứng (sữa acid amin) không phải là sữa bột dành cho trẻ tiêu chảy, mà là sữa bột đặc biệt dành cho trẻ dị ứng với protein trong sữa bò.
Các cha mẹ nên xác định nguyên nhân tiêu chảy trước, rồi mới lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp.
Tuyệt đối không được dùng thuốc cầm tiêu chảy (Berberine, Norfloxacin) của người lớn cho trẻ dưới 12 tuổi, vì những loại thuốc này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển khung xương của trẻ. Điều này đã được chứng minh bằng các thực nghiệm.
Ngoài ra. khi trẻ bị tiêu chảy, không nên cho trẻ uống thuốc cầm tiêu chảy. Nếu tiêu chảy là do vi khuẩn gây ra, thuốc cầm tiêu chảy sẽ giữ những vi khuẩn gây bệnh ở lại trong cơ thể, hậu quả sẽ càng nghiêm trọng hơn như ngộ độc độc tố vi khuẩn, choáng, sốc.
Khi trẻ tiêu chảy, phải tìm ra nguyên nhân tiêu chảy để có cách chữa trị, chế độ ăn uống và dùng thuốc hợp lý. Đến khi đường ruột hồi phục bình thường hoặc về cơ bản hồi phục bình thường, tiêu chảy cũng tự hết, chứ không phải nhờ vào thuốc cầm tiêu chảy.
Việc quan trọng đầu tiên cha mẹ cần làm khi bé bị tiêu chảy là phòng ngừa trường hợp trẻ bị mất nước do đi đại tiện nhiều lần. Để tránh những phản ứng phụ khi dùng kháng sinh, thì cha mẹ nên cho bé uống nước muối pha loãng với công thức như sau:
Nguyên liệu:
. 1 thìa lưng muối (thìa cà phê 5 ml)
. 6 thìa lưng đường (thìa cà phê 5 ml)
. Từ 2-3 thìa nước cam hoặc chanh
Cách làm:
Pha tất cả nguyên liệu được nêu vào 1 lít nước sôi để nguội. Cho bé uống khi khát cũng như sau mỗi lần đi ngoài. Trong trường hợp bé bị nôn thì mẹ nên tăng số lượng nước muối lên để bé uống.
Bên cạnh nước muối pha loãng, mẹ có thể chế biến một số món cháo loãng để bé dùng như nước cháo muối, nước gạo rang muối, nước chuối, nước hồng xiêm hay súp cà rốt muối.
Ngoài những thực phẩm giúp giải quyết vấn đề “Bé bị tiêu chảy nên ăn gì?“, mẹ có thể kết hợp cho trẻ uống các loại sữa tốt cho hệ tiêu hóa của bé như Optimum Gold của Vinamilk, Abbott, Nutifood,..
Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu một số thông tin chi tiết về sữa Optimum Gold của Vinamilk và những công dụng tuyệt vời từ loại sữa này. Sữa Optimum Gold của Vinamilk đã được chứng minh lâm sàng là có đủ những dưỡng chất thiết yếu giúp hệ tiêu hóa của bé luôn khỏe mạnh.
Với công thức sữa gồm hệ đạm Whey giàu Alpha-Lactalbumin, chất xơ hoà tan FOS và hệ men vi sinh Bifidobacterium, BB-1, sữa Optimum sẽ giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa của bé, tăng cường hệ vi khuẩn có lợi cũng như ức chế vi khuẩn có hại, giúp bé dễ dàng hấp thu những dưỡng chất có lợi nhất.
Nếu mẹ còn băn khoăn và lo lắng về việc “Sữa Optimum Gold có tốt không?” thì mẹ có thể tham khảo những thông tin chi tiết tại đây.
Khi xu hướng du học ngày càng trở nên phổ biến, việc chuẩn bị một…
Giáo dục giới tính không chỉ là một chủ đề quan trọng dành cho người…
Chính sách "không email ngoài giờ làm việc" là một trong những cách vượt qua…
Thay đổi văn hóa doanh nghiệp là yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo…
Việc chọn trường mầm non song ngữ tại quận 7 uy tín, chất lượng luôn…
Trường mầm non là nơi trẻ nhỏ lần đầu tiên tiếp xúc với môi trường…