Categories: Mẹ và bé

Cách khắc phục nôn trớ hiệu quả cho trẻ

Trẻ sơ sinh là giai đoạn bé dễ bị nôn trớ nhất, trẻ càng nhỏ tỉ lệ nôn trớ càng cao. Nhưng hiện tượng này sẽ dần biến mất khi con được 6 – 12 tháng tuổi. Tuy nhiên, bạn cũng cần biết thêm một số thông tin sau về trớ sữa ở trẻ để có cách khắc phục hiệu quả.

1. Vì sao bé hay bị nôn trớ?

Trẻ hay bị trớ sữa thường là do dạ dày của trẻ sơ sinh chưa được hoàn thiện. Ngoài ra còn do những yếu tố bên ngoài tác động như bé hay vặn người sau khi mới bú xong. Mẹ bế bé trong lúc bú sai tư thế cũng là một nguyên nhân khá phổ biến. Trẻ khóc hoặc ho kéo dài cũng kích thích phản xạ này.

Nôn trớ thường tự hết sau 6 – 24 giờ mà không cần phải áp dụng bất kỳ cách điều trị đặc biệt nào. Nếu bé vẫn vui chơi khoẻ mạnh và phát triển bình thường thì bạn không cần phải lo lắng về hiện tượng này.

Tuy nhiên, trong 1 số trường hợp nôn trớ còn là biểu hiện của một bệnh lý nào đó. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, vì thế cha mẹ cần có biện pháp theo dõi và chăm sóc trẻ phù hợp.

2. Cách khắc phục nôn trớ cho trẻ nhỏ

– Giữ bình tĩnh và nhanh chóng vệ sinh cho bé: Nhanh chóng bế bé ở tư thế thẳng người để tránh dịch chảy ngược vào mũi. Lau chùi xung quanh mồm miệng cho bé theo hướng từ trên xuống rồi thay nhanh quần áo cho bé. Ôm và cưng nựng bé để bé bình tĩnh, không hoảng sợ.

– Cho bé xả khí hoặc nấc: Sau khi bé bú xong, mẹ nên bế bé theo chiều thẳng đứng hoặc cho bé nằm tựa đầu vào bờ vai của mẹ rồi nhẹ nhàng xoa lưng cho bé đến khi bé nấc. Hoặc khi bé bú được một lúc, mẹ có thể cho bé nghỉ một chút để nấc rồi lại tiếp tục cho bú. Nếu bé vẫn chưa nấc được thì mẹ nên ôm trẻ dựa vào mẹ và đứng thẳng trong vòng vài phút để khí trong bụng trẻ từ từ thoát ra.

– Cho bé nằm nghiêng: Sau khi bú mẹ xong, nhiều bà mẹ thường đặt con nằm xuống ngủ. Nếu đặt bé xuống ngay mẹ nên kê cho bé nằm nghiêng sang bên trái khoảng 10-15 phút, sau đó tiếp tục đổi tư thế sang phải trong thời gian tương tự. Điều này sẽ giúp bé nấc sau khi bú để tránh nôn trớ. Không nên cho bé nằm nghiêng một bên duy nhất vì có thể khiến bé dễ nôn trớ.

– Chú ý tốc độ cho bé bú: Trong quá trình bú sữa, nếu bé mút quá nhanh hoặc quá mạnh thì rất dễ hít phải không khí gây ra hiện tượng sặc sữa. Mẹ cần chú ý đến tốc độ cho bé bú nên từ từ, nhẹ nhàng. Nếu bé có các vấn đề về đường tiêu hóa hoặc dạ dày thì quá trình ăn uống của bà mẹ cho con bú cần lưu ý hạn chế ăn các thực phẩm nhiều đường.

Mong rằng với nhưng chia sẻ hữu ích trên đây sẽ phần nào giúp khắc phục tình trạng ọc sữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Danh sách 4 trường phổ thông quốc tế tốt nhất để chuẩn bị cho du học

Khi xu hướng du học ngày càng trở nên phổ biến, việc chuẩn bị một…

3 days ago

Tại sao giáo dục giới tính lại cần thiết cho trẻ em?

Giáo dục giới tính không chỉ là một chủ đề quan trọng dành cho người…

2 weeks ago

Cách vượt qua áp lực công việc qua chính sách “không email ngoài giờ làm việc”

Chính sách "không email ngoài giờ làm việc" là một trong những cách vượt qua…

4 weeks ago

Thay đổi văn hóa doanh nghiệp: Chìa khóa bứt phá doanh thu và khách hàng trung thành

Thay đổi văn hóa doanh nghiệp là yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo…

1 month ago

Top 5 trường mầm non song ngữ tại quận 7 với chất lượng giáo dục vượt trội

Việc chọn trường mầm non song ngữ tại quận 7 uy tín, chất lượng luôn…

1 month ago

Trường mầm non song ngữ Thủ Đức: Lựa chọn hoàn hảo cho sự phát triển toàn diện của trẻ

Trường mầm non là nơi trẻ nhỏ lần đầu tiên tiếp xúc với môi trường…

1 month ago