Cách tăng sức đề kháng cho bé trong giai đoạn cai sữa

Giai đoạn chuyển tiếp từ sữa mẹ đến ăn dặm, nhiều bà mẹ lo lắng rằng làm thế nào để ...

Giai đoạn chuyển tiếp từ sữa mẹ đến ăn dặm, nhiều bà mẹ lo lắng rằng làm thế nào để tăng sức đề kháng cho bé khi dứt sữa mẹ – một nguồn cung cấp dưỡng chất và đề kháng rất tốt của bé? 

Khi trẻ được 5-6 tháng tuổi, bộ máy tiêu hóa của trẻ dần hoàn chỉnh, lúc này trẻ bắt đầu có động tác nhai nuốt, sữa mẹ đã không còn đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ, đây cũng chính là giai đoạn bắt đầu cho trẻ tập làm quen với thức ăn, một mặt giúp trẻ chuyển từ thức ăn lỏng (sữa) sang thức ăn từ loãng sền sệt – đặc, đáp ứng như cầu lớn lên và phát triển nhanh của trẻ mặt khác giúp trẻ rèn luyện khả năng nhai nuốt, thúc đẩy mọc răng sữa, mở rộng vị giác của trẻ, tránh sau này trẻ trở nên khó tính và kén chọn trong ăn uống, tạo cho trẻ có thói quen ăn uống cân bằng và đa dạng

Những lưu ý khi cai sữa cho trẻ và bắt đầu ăn dặm

Thời điểm nên bắt đầu cho bé ăn dặm

– Không nên cai sữa cho trẻ quá sớm khi thức ăn chưa thay thế hoàn toàn những bữa bú mẹ.

– Không nên cai sữa cho trẻ vào mùa hè nóng nực, trẻ kém ăn.

– Không cai sữa cho trẻ khi trẻ bị ốm, nhất là khi trẻ bị tiêu chảy vì thức ăn thay thế trẻ chưa thích nghi được càng dễ bị rối loạn tiêu hóa, gây suy dinh dưỡng.

– Khi trẻ được 3 tuần tuổi nên bắt đầu cho trẻ uống vitamin D bổ sung với liều dự phòng.

– Mặc dù trẻ 4 tháng tuổi là có thể bắt đầu cho bé ăn dặm, nhưng mức độ tiếp nhận của trẻ quan trọng hơn nhiều chỉ tiêu về tháng tuổi. Các bà mẹ hãy quan sát kĩ các cử chỉ của trẻ, xem trẻ đã sẵn sàng nếm thử thức ăn mới chưa, như khi bố mẹ ăn cơm, ánh mắt của trẻ có chuyển động nhìn theo các động tác của bố mẹ hay miệng trẻ có làm động tác như đang ăn hay không… Nếu bố mẹ quá nôn nóng cho trẻ ăn dặm sớm hơn thì sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày, đường ruột và thận vốn non yếu của trẻ. Nên cho trẻ nếm thử nước cơm, nước rau củ quả, những thức ăn loãng và sền sệt không bị vón cục và không cần cho thêm bất cứ gia vị gì.

cai sữa cho bé và cách tăng sức đề kháng cho bé

Mới đầu cho trẻ nếm 1 thìa ăn bột của trẻ (khoảng 5g), sau mới tăng dần lượng.

Khi cho trẻ ăn, các bà mẹ cần chú ý đến tư thế bế con, đặt trẻ nằm trên đầu gối, đỡ cổ trẻ bằng khuỷu tay, nâng phần lưng của trẻ hơi lên cao, như vậy trẻ nuốt thức ăn sẽ dễ dàng hơn. Dùng thìa xúc thức ăn đặt lên lưỡi trẻ để trẻ nuốt từ từ, từng ít một để trẻ tập làm quen.

Các bà mẹ cũng cần đặc biệt lưu ý là trẻ không ham thích nếm thức ăn mới khi chúng quá đói. Trong vài tuần đầu, tốt nhất là nên cho trẻ nếm thức ăn sau khi bú xong. Có hai khoảng thời gian thích hợp nhất cho việc nếm thức ăn mới là lúc 9-10 giờ sáng và 3-4 giờ chiều.

Khi trẻ được ngoài 7 tháng tuổi mới nên bổ sung chất đạm cho trẻ, cụ thể ở đây là các loại thịt, lòng đỏ trứng gà, các loại cá thịt trắng… và phải thật thận trọng, không được phép nóng vội, mà cần cho trẻ có thời gian thích nghi dần, bởi cơ thể trẻ còn non yếu, rất dễ phản ứng với các biểu hiện thông thường là nôn trớ, đi ngoài, nổi mề đay… Ban đầu chỉ nên cho trẻ nếm một loại thực phẩm, với lượng cho ăn một lần là 1 thìa cà phê khoảng 5g, quan sát vài ngày thấy không có biểu hiện gì khác lạ mới tăng thêm chủng loại thực phẩm, sau 1 tháng hãy tính đến chuyện cho trẻ ăn phối hợp nhiều loại thực phẩm một lúc.

Tốt nhất nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm khi trẻ được khoảng 5-6 tháng tuổi.

cho trẻ ăn dặm khoảng 5 đến 6 tháng tuổi để tăng sức đề kháng cho bé

4 nhóm thực phẩm trọng yếu tăng sức đề kháng cho bé

Từ 6 tháng tuổi trở đi, để trẻ phát triển tốt, thông minh và khỏe mạnh cần cho trẻ ăn bổ sung hợp lý 4 nhóm thực phẩm khác ngoài sữa mẹ với thực đơn ăn dặm cho bé cùng phương pháp chế biến, đun nấu phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ như bột, cháo, cơm, rau, thịt, tôm, cá, hải sản, trái cây, sữa…:

+ Nhóm chất béo: dầu, mỡ, lạc, vừng…

+ Nhóm giàu vitamin, chất khoáng và chất xơ: Rau củ quả, đặc biệt là các loại rau có lá màu xanh thẫm như rau ngót, rau muống, rau dền, rau cải, mồng tơi… và các loại quả có màu đỏ hoặc vàng như chuối, đu đủ, xoài…

+ Nhóm chất đạm: thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa, các loại đậu, lạc, vừng…

+ Nhóm tinh bột: gạo, mì, ngô, khoai…

Một số dưỡng chất thiết yếu cho trẻ

Vôi

Chất này bảo đảm cho xương và răng em bé phát triển được lành mạnh. Thực phẩm có chứa chất vôi tốt: Pho-mát, sữa, yaourt, cá mòi, rau xanh.

Protein

Các thức ăn giàu protein gồm có thịt, cá, trứng, các loại đậu hạt, các hạt nhiều dầu, các thực phẩm bắt nguồn từ sữa. Tuy vậy, các thức ăn động vật hàm lượng chất béo cao. Vì vậy nên ăn thịt nạc, nhằm hạn chế tiêu thụ nhiều chất béo.

Vitamin C

Vitamin C không những làm tăng sức đề kháng của cơ thể mà còn giúp bạn dễ hấp thu chất sắt. Vitamin C luôn có trong các loại trái cây và rau tươi. Vitamin C rất dễ bị phân huỷ trong quá trình nấu cũng như quá trình dự trữ thức ăn lâu dài. Do đó bạn nên lựa chọn thực phẩm tươi và rau xanh lá. Các thực phẩm thường gặp chứa nhiều Vitamin C gồm: Cà chua, mầm cải, ớt đỏ, ớt xanh, chanh tươi, bưởi, cam, dâu tây,bông cải…

Chất xơ

Chất xơ chiếm một trong bữa ăn hàng ngày, khi bạn mang thai hay bị táo bón và chất xơ sẽ giúp bạn tránh được chứng táo bón. Một số thức ăn cung cấp nguồn chất xơ tốt: Bánh mì, các loại hạt chứa dầu, quả sim, đậu hoà lan, mơ khô, nho khô, tỏi tây, gạo đỏ…

bổ sung chất xơ để tăng sức đề kháng cho trẻ

Acid Folic

Acid Folic giúp tái tạo và tăng cường sự phát triển hệ thần kinh trung ương của bé. Các loại rau tươi lá to, màu xanh thẫm là nguồn cung cấp acid folic tốt nhất. Quá trình chế biến acid folic dễ bị tiêu huỷ rất nhiều, vì thế mẹ nên nên ăn rau hấp cách thuỷ. Một số thực phẩm chứa nhiều acid folic: Mùng tơi, bông cải xanh, lạc, hạt dẻ… 

Chất sắt

Khối lượng máu trong cơ thể trẻ tạo ra cần chất sắt để chuyên chở dưỡng khí oxy. Sự thiếu sắt liên quan đến khả năng phát triển và hành vi của trẻ. Một số loại thực phẩm mà bé khó hấp thụ chất sắt nhất là đậu hạt, trái cây khô. Vì vậy, nếu bạn không ăn thịt, thì nên ăn các thực phẩm giàu chất sắt kết hợp với thức ăn giàu Vitamin C để cơ thể hấp thụ được tối đa. Một số thực phẩm chứa chất sắt dễ tìm kiếm là cá ngừ, gan, mơ, mùng tơi, nho khô hay cá ngừ.

Hoặc mẹ có thể bổ sung chất sắt, axit folic,… cho bé bằng cách bổ sung sữa Vinamilk theo từng giai đoạn phát triển của con để tăng sức đề kháng cho bé, mẹ nhé!

Nước

Nước là một phần thiết yếu trong quá trình phát triển của trẻ. Nước giúp cho thận được khoẻ mạnh và giảm tình trạng táo bón ở trẻ. Uống nước là phương pháp tốt nhất. Nên uống ít nhất là 1.51ít/ngày.

Những lưu ý khi lựa chọn và chế biến thực phẩm cho trẻ

Cách chọn thực phẩm

Gạo: Mua loại gạo ngon, đảm bảo chất lượng, vo đãi sạch.

Các loại đậu: Nên xem kĩ nơi sản xuất, tốt nhất nên chọn các chế phẩm hữu cơ.

Bột mì: Sử dụng bột mì đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bắp cải: Rửa sạch từng tàu, ngâm nước muối loãng 3 phút để loại bỏ bớt thuốc trừ sâu nếu có rồi thái chỉ.

Súp lơ xanh: xối nước rửa sạch, sau đó chần qua nước nóng rồi ngâm vào nước lạnh một lúc mới sơ chế tiếp.

bổ sung súp lơ xanh vào khẩu phần ăn giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ

Rau cải trắng: Rửa sạch cả cây, sau đó mới tách từng bẹ xối rửa sạch dưới vòi nước.

Khoai tây, khoai lang: Trước khi gọt bỏ vỏ phải rửa sạch vỏ ngoài, sau đó gọt bỏ vỏ, rửa sạch rồi sử dụng. Tuyệt đối không ăn khoai tây mọc mầm.

Cải bó xôi: Cải bó xôi đúng mùa vụ là tốt nhất. Sau khi rửa sạch phải ngâm nước khoảng 5-6 phút, rồi chần nước sôi, ngâm nước lạnh.

Cà rốt: Phần cuống càng nhỏ, càng ít bị phun thuốc sâu, để nguyên vỏ xối rửa bằng nước sạch, sau đó gọt vỏ rửa sạch mới dùng.

Táo tây, lê: Sau khi rửa sạch phải gọt bỏ vó.

Dâu tây: Dễ gây phản ứng dị ứng, dễ nhiễm thuốc trừ sâu, nên khuyến nghị các bà mẹ chỉ nên cho trẻ ăn khi trẻ đã tròn 1 tuổi, và chọn loại quả đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Cà chua: Tuy dinh dưỡng tập trung nhiều ở vỏ, nhưng vỏ cà chua đối với cơ thể trẻ lại khó tiêu hóa, hấp thu, dễ còn dư lượng thuốc trừ sâu bám ngoài vỏ cà, nên tốt nhất khi cho trẻ ăn cần tước bỏ vỏ ngoài bằng cách khía nhẹ ngoài vỏ cà rồi ngâm nước nóng.

Cam, quýt: Bóc bỏ cả vỏ ngoài lẫn vỏ múi.

Chuối tiêu: Chuối rửa sạch vỏ ngoài, sau đó bóc bỏ vỏ, chỉ lấy đoạn giữa thân quả chuối rồi dùng thìa nạo cho trẻ ăn.

Thịt gà, thịt bò: Chọn thịt tươi, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Cá tươi: Khi chọn cá làm thức ăn dặm cho trẻ phải đánh sạch vẩy ngoài, rửa sạch, bóc bỏ cả lớp da màng phía ngoài, nhặt sạch xương. Chọn những con cá mắt trong, sáng mới là cá tươi.

Những nguyên tắc chế biến thực phẩm

Trẻ càng ít tháng tuổi càng phải xay nhỏ, băm nhỏ, giã nhỏ. Nên cho trẻ ăn cả cái chứ không chỉ nước riêng, kể cả rau, quả cũng phải ăn cả cái.

tăng sức đề kháng cho bé và nên nghiền nhỏ thức ăn khi cho trẻ ăn dặm

– Trước khi chế biến thực phẩm phải rửa sạch tay bằng xà phòng diệt khuẩn.

– Thường xuyên tiêu độc các đồ dùng được sử dụng để chế biến thức ăn cho trẻ.

– Lượng chế biến cho một lần không quá nhiều, 1-2 ngày là đủ, tuy có thể trữ trong tủ lạnh nhưng thời gian trữ cũng không được phép kéo dài.

– Các nguyên liệu sau khi được sơ chế cần chia thành từng phần nhỏ để bảo quản.

– Sử dụng dao thái đồ sống và rau xanh, trái cây riêng.

– Chọn rau theo thời vụ.

– Thực phẩm thừa sau khi đóng gói cần bảo quản trong tủ lạnh.

– Những thực phẩm đã rã đông phải sử dụng hết ngay trong ngày.

– Thìa, muôi đã sử dụng qua tuyệt đối không dùng lại nữa khi chưa vệ sinh sạch sẽ.

– Rau củ mua sử dụng ngay trong ngày là tốt nhất.

Thông qua các lưu ý để mẹ tăng sức đề kháng cho bé trong giai đoạn cai sữa và ăn dặm, hy vọng đây sẽ là những kiến thức hữu ích giúp quá trình nuôi con của mẹ nhẹ nhàng hơn!

Ngoài những vấn đề về tăng sức đề kháng, mẹ cũng cần tìm hiểu những thông tin về các điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ như cách trị tiêu chảy cho trẻ sơ sinh, táo bón…

More Articles for You