Cân đo đong đếm thời gian ăn uống của trẻ nhỏ

Trẻ sơ sinh trong giai đoạn 6 – 8 tuần đầu nên được cung cấp những bữa ăn như thế nào? và thời gian kéo dài bao lâu? Hẳn tất cả câu hỏi này sẽ rất khó trả lời nếu bạn chưa từng có kinh nghiệm chăm sóc trẻ nhỏ.

Vì thế, bài viết này sẽ là cẩm nang mở ra cho bạn những điều liên quan về giờ giấc ăn uống của trẻ thơ để bạn có thể biết được mình phải làm gì và điều chỉnh giờ giấc ra sao.

1. Mỗi bữa ăn thường kéo dài bao lâu?

Trong 6 đến 8 tuần đầu, các bữa ăn của một bé có cân nặng trung bình thường kéo dài từ 20 đến 40 phút. Thế nên, ví dụ nếu con bắt đầu ăn lúc 10 giờ thì đến 10h45 con sẽ ăn xong, 11h15 con sẽ đi ngủ và con ngủ khoảng 1 tiếng rưỡi. Đôi khi các bé bú bình cũng ngủ gật khi ti, nhưng khi cân nặng vượt quá ngưỡng 2,9 kg, các bé sẽ tỉnh táo và ti thành bữa tốt hơn. Trẻ sinh non và vàng da thường ngủ gật trước khi ăn no. Trong cả hai trường hợp này, trẻ thực sự cần ngủ, nhưng con cũng cần được đánh thức để ăn no.

2. Có nên cho bé vừa bú vừa ngủ?

Thỉnh thoảng ngủ gật khi ăn cũng không phải vấn đề gì quá to tát. Nhưng nếu thói quen ngủ gật khi ăn này tiếp tục quá 3 lần, thì có thể mẹ đã vô tình biến con bạn thành ăn vặt. Ngoài ra, nếu trẻ liên hệ giữa bú và ngủ, chỉ bú mới ngủ, việc dạy con tự ngủ là rất khó khăn. Và sau đó việc thiết lập nếp sinh hoạt sẽ rất phức tạp, nếu không muốn nói là không thể.

Hãy cố gắng giữ cho con thức sau khi ăn, dù chỉ là 5 phút. Bạn có thể kích thích con bằng cách nhẹ nhàng xoa xoa lòng bàn tay con (không bao giờ được cù chân con) hoặc đặt con ở tư thế thẳng đứng – bế vác (giống như búp bê, con sẽ choàng mở mắt!). Bạn cũng có thể đặt con lên bàn hoặc thảm và thay tã cho con; hoặc chỉ cần nói chuyện với con vài phút.

Khi đặt con nằm xuống, hãy cầm tay con vẽ vòng tròn và sau đó làm tư thế đạp xe với chân của con (việc này giảm đẩy bụng, chướng và ứ hơi, giúp con giải phóng khí thừa trong bụng và tăng cường tiêu hoá, nhất là với trẻ cả ngày chỉ nằm mà không có hoạt động gì). Chỉ cần dành từ 10 đến 15 phút giữ con thức, vì sau khoảng thời gian đó, oxytocin trong cơ thể trẻ đã hết tác dụng.

Vấn đề ở đây là cha mẹ thường bị lẫn lộn cảm xúc và lí trí khi phải đánh thức con dậy. Mẹ tự nhủ: “ôi, con mệt rồi, chắc con mệt quá, thôi để kệ con ngủ, cả đêm qua thức có ngủ được mấy đâu, tội nghiệp”. Bạn tự hỏi tại sao con thức cả đêm để đòi ăn? Bởi con muốn ăn bù lượng sữa mà con chưa ăn đủ vào ban ngày. Nếu mẹ tiếp tục để thói quen này tiếp diễn, có nghĩa là bạn đang dạy con ăn vặt, chứ không phải là ản thành bữa và ăn no. Đến khi con được 4 tháng tuổi, mẹ lại vò đầu bứt tai tự hỏi không biết đến bao giờ mới là đủ lớn để con ngủ được liền mạch suốt đêm đây.

Tham khảo thêm tại đây!

admin

Recent Posts

Danh sách 4 trường phổ thông quốc tế tốt nhất để chuẩn bị cho du học

Khi xu hướng du học ngày càng trở nên phổ biến, việc chuẩn bị một…

3 days ago

Tại sao giáo dục giới tính lại cần thiết cho trẻ em?

Giáo dục giới tính không chỉ là một chủ đề quan trọng dành cho người…

2 weeks ago

Cách vượt qua áp lực công việc qua chính sách “không email ngoài giờ làm việc”

Chính sách "không email ngoài giờ làm việc" là một trong những cách vượt qua…

4 weeks ago

Thay đổi văn hóa doanh nghiệp: Chìa khóa bứt phá doanh thu và khách hàng trung thành

Thay đổi văn hóa doanh nghiệp là yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo…

1 month ago

Top 5 trường mầm non song ngữ tại quận 7 với chất lượng giáo dục vượt trội

Việc chọn trường mầm non song ngữ tại quận 7 uy tín, chất lượng luôn…

1 month ago

Trường mầm non song ngữ Thủ Đức: Lựa chọn hoàn hảo cho sự phát triển toàn diện của trẻ

Trường mầm non là nơi trẻ nhỏ lần đầu tiên tiếp xúc với môi trường…

1 month ago