Câu hỏi về nôn trớ kèm giải đáp từ chuyên gia dinh dưỡng

Nôn trớ là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này xuất hiện ngày càng nhiều thì ba mẹ cần cân nhắc lại. Bài viết sau đây là một trường hợp nôn trớ mà ba mẹ nên xem qua để rút kinh nghiệm cho bé nhà mình.

1. Câu hỏi về nôn trớ ở trẻ và những triệu chứng khác đi kèm

Con trai đầu lòng của tôi, từng bị viêm phổi sau một lần ọc sữa, nay tôi lại đang mang thai song sinh nên rất lo lắng…

Ngày trước, không biết có phải do cấu tạo cơ thể hay không mà con trai đầu của tôi khá dễ ọc sữa sau khi ăn. Một lần, cháu bị sặc khá nặng, ho đến tím cả mặt làm vợ chồng tôi hoảng hồn, sau đó còn bị viêm phổi mà bác sĩ cho rằng nguyên nhân ban đầu là do lần ọc sữa đó.

Tôi muốn hỏi, trẻ hay bị ọc sữa có khi nào là bệnh cần chữa không? Tôi đang mang thai song sinh nên cũng mong bác sĩ hướng dẫn giúp cách để tránh cho trẻ bị ọc sữa cũng như xử lý đúng khi tình huống xảy ra.

2. Chuyên gia dinh dưỡng giúp mẹ giải đáp thắc mắc về nôn trớ

Việc một đứa trẻ hay bị ọc sữa có thể có nhiều nguyên nhân. Nếu thấy trẻ hay bị ọc sữa thì bạn cần theo dõi bé để xử lý đúng. Có thể theo dõi thể trạng của bé như sau:

– Thứ nhất, một số trẻ hay bị ọc khi lượng sữa bú được tăng lên đột ngột, trẻ chưa kịp thích nghi hoặc quá no so với nhu cầu thật sự của bé. Ví dụ đang bú 120ml, tăng ngay lên 150ml, bé dễ bị ọc sữa. Trường hợp này, bạn này xem xét lượng sữa phù hợp với bé, coi có quá nhiều so với độ tuổi và thể trạng của bé không. Khi muốn tăng lượng sữa bú, hãy tăng từ từ chứ đừng vội vàng.

– Thứ hai, nên xem lại sau khi cho con bú, bạn đã để trẻ ở tư thế phù hợp hay chưa. Lúc mới bú xong, trẻ cần được bồng đứng, vỗ lưng nhè nhẹ cho sữa xuống. Chừng nào bé ợ một cái hãy đặt trẻ nằm. Khi bé còn no, chú ý gối đầu cao một chút.

Nếu trẻ lỡ ọc sữa, bạn hãy đặt trẻ nằm nghiêng một bên cho sữa được thoát ra hết, tránh gây tắc nghẽn đường thở. Thường thì trẻ bị sặc sữa nếu xử lý đúng như vậy thì không để lại vấn đề gì nghiêm trọng.

Khi con bị ọc sữa, hãy dành thời gian từ 30 phút – 1 tiếng cho trẻ nghỉ ngơi, trong thời gian này mẹ nên làm sạch khoan miệng cho trẻ thay vì cho trẻ bú lại ngay.

Chỉ một số ít trẻ gặp rắc rối do phần sữa đi vào sâu trong đường thở, trong đó nặng thì có viêm phổi hít – như con trai đầu của bạn đã bị. Khi trẻ có biểu hiện bất thường về đường thở, mắc bệnh hô hấp sau lần sặc sữa, tốt nhất nên đưa bé đi khám sớm.

Ngoài ra, một số bé thực sự có vấn đề về cơ thể nên hay bị ọc sữa do chứng trào ngược dạ dày – thực quản. Trường hợp này, trẻ cần được đưa đến bác sĩ nhi khoa để khám, chẩn đoán và điều trị.

admin

Recent Posts

Danh sách 4 trường phổ thông quốc tế tốt nhất để chuẩn bị cho du học

Khi xu hướng du học ngày càng trở nên phổ biến, việc chuẩn bị một…

1 day ago

Tại sao giáo dục giới tính lại cần thiết cho trẻ em?

Giáo dục giới tính không chỉ là một chủ đề quan trọng dành cho người…

2 weeks ago

Cách vượt qua áp lực công việc qua chính sách “không email ngoài giờ làm việc”

Chính sách "không email ngoài giờ làm việc" là một trong những cách vượt qua…

4 weeks ago

Thay đổi văn hóa doanh nghiệp: Chìa khóa bứt phá doanh thu và khách hàng trung thành

Thay đổi văn hóa doanh nghiệp là yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo…

1 month ago

Top 5 trường mầm non song ngữ tại quận 7 với chất lượng giáo dục vượt trội

Việc chọn trường mầm non song ngữ tại quận 7 uy tín, chất lượng luôn…

1 month ago

Trường mầm non song ngữ Thủ Đức: Lựa chọn hoàn hảo cho sự phát triển toàn diện của trẻ

Trường mầm non là nơi trẻ nhỏ lần đầu tiên tiếp xúc với môi trường…

1 month ago