Đặc điểm tâm lý của trẻ từ 3 – 6 tuổi – Phần 2

Ở phần 1 chúng ta đã nói đến quá trình phát triển vóc dáng, ngôn ngữ và sự chú ý ...

Ở phần 1 chúng ta đã nói đến quá trình phát triển vóc dáng, ngôn ngữ và sự chú ý của bé, tiếp theo chúng ta sẽ nói đến sâu hơn trong cấu trúc não bộ của bé. Nơi hình thành sự nhạy bén, trí nhớ và tâm lý thông thường của con người.

Những mặt sắp nói dưới đây rất quan trọng cho tương lai của bé. Bé thông minh, tâm lý bé ổn định hay không? Mọi thứ đều xuất phát từ khi bé còn nhỏ.

Phát triển về ký ức:

Ký ức bị động là chủ yếu, ký ức có ý thức bắt đầu nảy mầm. Ký ức mang tính hình tượng cụ thể và ký ức máy móc là chính, ký ức trừu tượng chưa đủ. Một đặc điểm khác của ký ức ở giai đoạn này của trẻ là có nguồn gốc khác nhau, hoặc là do bản thân đã từng trải qua, hoặc là bắt nguồn từ nội dung câu chuyện, hoặc là nội dung tưởng tượng chủ quan và tình huống hiện thực hoà lẫn. Về mặt tâm lý học ký ức này được gọi là ký ức tiềm ẩn, cha mẹ thường cho rằng trẻ đang nói dối, nhưng trên thực tế lại là một hiện tượng bình thường, mấu chốt để phân biệt được trẻ có nói dối hay không là phải nhận ra được ảo tưởng hay hiện thực.

Phát triển tư duy:

Trẻ ở giai đoạn này thường có sức tưởng tưởng phong phú, có thể biểu hiện thông qua hoạt động trò chơi và kể chuyện, hình thức hoạt động trò chơi từ những động tác bắt chước đơn giản của độ tuổi bé đến trò chơi mang tính tượng trưng của độ tuổi lớn đóng giả làm bác sĩ, y tá và trò chơi có tính sáng tạo như hoá trang vào vai diễn….

Trò chơi mang tính đặc trưng và tính sáng tạo đạt đến đỉnh cao là vào thời điểm 5 – 6 tuổi, trong quá trình chơi, vai trò xã hội hoá và hoạt động tư duy của trẻ cũng sẽ phát triển rất nhanh. Theo nghiên cứu thì việc tổ chức và hướng dẫn trò chơi cho trẻ trước tuổi đi học giúp mở mang trí óc sớm hơn việc dạy trẻ nhận mặt chữ hay đọc thơ.

Những trò chơi trí tuệ giúp bé thông minh hơn

Phát triển về mặt tinh thần:

Tinh thần mà người lớn có thể kiểm tra được trẻ ở thời kỳ trước tuổi đi học cơ bản là những biểu hiện về cảm xúc như sự vui mừng, đau buồn, tức giận, sợ hãi, căng thẳng, hoảng sợ, thậm chí thể hiện thông qua hành vi. Trẻ em không giống người lớn là có thể khống chế được tinh thần của mình, lo lắng và hoảng sợ là biểu hiện tinh thần không tốt chủ yếu của thời kỳ này. Khi rời xa người nhà, bị phê bình, tổn thương ở trẻ sẽ xuất hiện phản ứng lo lắng rõ rệt. Trẻ sợ hãi rõ rệt đối với những sự vật tưởng tượng như bóng tối, ma quỷ.

Cùng với sự phát triển của tính tự ý thức, hoạt động tinh thần cấp cao như: lòng thông cảm, cảm giác cô độc, vinh hạnh, thẩm mỹ, đạo đức, tinh thần hợp tác cũng phát triển thêm một bước.

Phát triển vé mặt tâm lý tình dục:

Thời kỳ trước đi học là thời kỳ quan trọng để trẻ phát triển giới tính và hình thành hành vi giới tính. Thời kỳ này trẻ phản ánh vai trò giới tính chủ yếu thông qua lựa chọn đồ chơi và nội dung sinh hoạt hàng ngày. Con trai thì thích những đồ chơi mang tính mạnh mẽ như: đao, kiếm, ôtô. Con gái thì thường chọn những đồ chơi nhẹ nhàng như: búp bê vải, con vật nhỏ, đồ chơi xoong nồi nhựa… Sự khác biệt về giới tính trong trò chơi sinh hoạt hàng ngày của trẻ trước 4 tuổi vẫn chưa rõ ràng, 5 – 7 tuổi dần xuất hiện sự khác biệt. Trong cuộc sống hàng ngày có thể tiến hành nội dung hoạt động khác nhau tuỳ theo giới tính khác nhau. Còn về mặt tình dục thì phải sau giai đoạn thiếu niên và thanh thiếu niên mới xuất hiện.

Nhìn chung, giai đoạn này giúp bé chuẩn bị trước hành trang học vấn của bé. Do đó, cha mẹ hãy giúp bé phát triển một cách tự nhiên để bé bé có một tinh thần tốt sau này. Đừng quên bổ sung sữa cho bé nhé, vì sữa là thức uống dinh dưỡng quan trọng cho thể chất của bé. Tham khảo các loại sữa tại đây.

 

More Articles for You

Trường Thpt quốc tế: Nền tảng giáo dục xuất sắc cho tương lai

Trong bối cảnh thế giới ngày càng phát triển toàn cầu hóa, việc đào tạo học sinh không chỉ về …