Việc dạy kĩ năng sống mầm non cho trẻ giờ đây đã không còn là điều gì quá xa lạ với các bậc cha mẹ thời đại 4.0. Thay vì bảo con làm cái này, cái kia như một cái máy, giờ đây cha mẹ đã quan tâm hơn đến việc dạy bảo các bé ý nghĩa của những việc làm ấy và cố gắng đưa chúng trở thành ý thức của con trẻ.
Nhưng liệu những kỹ năng trên có thể được dạy cho các trẻ em tự kỷ không, và trẻ em tự kỷ có thể “học” những kỹ năng sống ấy được hay không. Trong phạm vi bài viết này chúng sẽ cùng nhau giải đáp những khúc mắc trên.
a) Khái niệm: Bệnh tự kỷ (chính xác và đầy đủ nhất là Rối loạn phổ tự kỷ) là một dạng khuyết tật phát triển được đặc trưng bởi các khiếm khuyết chính về giao tiếp, tương tác xã hội, tưởng tượng và các vấn đề về hành vi rập khuôn định đình. RLPTK bao gồm các rối loạn có chung đặc điểm song khác nhau về phạm vi, mức độ nặng, thời điểm khởi phát và tiến triển của rối loạn theo thời gian.
b) Rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ em
RLPTK ở trẻ em thường có những biểu hiện như trẻ có những cử chỉ, hành động tương tác không phù hợp với người lớn cũng như các trẻ khác, gặp khó khăn trong biểu cảm bằng cử chỉ, ngôn ngữ, rất hạn chế kết bạn cũng như chủ động tham gia các hoạt động giao tiếp bình thường khác. Trẻ có thể gặp trở ngại trong việc làm theo và đáp ứng với các quy tắc xã hội, duy trì hội thoại, chia sẻ và lắng nghe người khác. Những khó khăn về tương tác xã hội này có thể xảy ra riêng lẻ với các vấn đề nhận thức của trẻ. Trẻ gặp khó khăn trong việc bắt đầu cuộc hội thoại. Trẻ tự kỷ có thể không hiểu hoặc không cân nhắc đến suy nghĩ và cảm xúc với người khác. Trẻ không thể dễ dàng đặt vị trí của mình vào vị trí của người khác và có thể không hiểu tại sao những hành động và phản ứng của người khác lại khác với mình.
Chắc chắn chẳng có cha mẹ nào mong muốn con mình khi sinh ra bị mắc chứng tự kỷ cả. Nhưng nếu bạn nằm trong số ít các cha mẹ không may mắn như vậy, thì cũng hãy an tâm bởi vì dạy cho trẻ những kỹ năng sống như vậy cũng là một phương pháp giúp trẻ dần dần hòa nhập với cộng đồng một cách bình thường, đồng thời khuyến khích, tạo điều kiện để trẻ tự kỷ phát triển một cách tối đa về mặt tình cảm – xã hội. Tất nhiên, việc dạy kỹ năng sống mầm non cho trẻ em bình thường đã là rất khó,đòi hỏi các phụ huynh phải bỏ ra nhiều công sức, thời gian mới có thể dần dần khiến trẻ tự ý thức được những việc cần làm. Vậy đối với trẻ tự kỷ thì sao, chắc chắn sẽ khó khăn hơn rất nhiều lần, bởi vì trước hết còn phải chữa bệnh tự kỷ ở trẻ đã, thế nhưng nếu tôi nói rằng việc dạy kỹ năng sống cho trẻ bị tự kỷ cũng là một cách chữa trị hiểu quả thì bạn có tin không?
Thực tế đã cho thấy việc áp dụng dạy kỹ năng sống mầm non đã góp phần cải thiện đáng kể tình trạng của trẻ tự kỷ, bên cạnh các biện pháp can thiệp theo giáo trình của y học. Các kỹ năng sống mầm non bản thân chúng đã là những sự bổ trợ vô cùng hiệu quả, giúp trẻ tự kỷ dần dần hình thành những kỹ năng giao tiếp, biểu lộ cảm xúc, dù là cơ bản nhất, để trẻ có thể giao tiếp một cách bình thường với những trẻ khác. Tuy nhiên, khi dạy kỹ năng sống cho trẻ tự kỷ, các bậc phụ huynh cần lưu ý một số vấn đề sau:
– Trước hết, cha mẹ cần đưa con đến các cơ sở uy tín, tiến hành kiểm tra đánh giá toàn diện mức độ tự kỷ của trẻ, xem kỹ năng nào trẻ đã có, kỹ năng nào chưa, từ đó lên một lịch trình cụ thể và khoa học để trẻ làm quen, học dần từ những kỹ năng đơn giản đến phức tạp. Quá trình này đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức nên cha mẹ hãy hết sức kiên trì.
– Khi dạy trẻ kỹ năng giao tiếp, tránh sử dụng quá nhiều về ngôn ngữ mà nên thiên về các cử chỉ tay, chân, ánh mắt, để trẻ dần dần làm quen và khi đến một thời điểm thích hợp, sẽ có thể sử dụng ngôn ngữ.
– Tạo thêm yêu cầu cho trẻ: các trẻ tự kỷ thường có xu hướng tiết chế các nhu cầu của mình, vì vậy cha mẹ tạo thêm cho trẻ những nhu cầu mới, từ đó kích thích khả năng tương tác của trẻ lên mức tối đa. Có một số cách áp dụng như: Để đồ lên cao: Trong tầm nhìn nhưng ngoài tầm với.Để đồ vào hộp trong suốt đậy kín: Để trẻ nhìn thấy và yêu cầu người lớn lấy giúp. Cho trẻ lựa chọn: Có thể đưa cho trẻ thứ mà trẻ không thích hoặc lựa chọn giữa đồ vật trẻ thích và không thích. Từng chút một: Không nên đưa tất cả đồ chơi hoặc đồ ăn cho trẻ, nên đưa cho trẻ từng đồ một, từng miếng đồ ăn một để trẻ có nhiều cơ hội giao tiếp hơn.. Đưa các vật liệu mà trẻ cần hỗ trợ để sử dụng/ vận hành được.Ví dụ: Chỉ đưa bát mà không đưa thìa, chỉ đưa đàn mà không đưa que gõ, đưa từng phần một để trẻ phải yêu cầu thêm: Đưa từng miếng ghép hình, cho từng miếng bim bim…
– Trẻ tự kỷ thì thường thích chơi một, hầu như không muốn ai tham gia cùng nên thực tế rất khó để hòa nhập với những đứa trẻ khác. Vậy thì để giải quyết tình huống này, người lớn cần phải nương theo sự dẫn dắt của trẻ, bắt trước và chơi cùng trẻ. Ví dụ như nếu trẻ thích xếp đồ, bạn có thể đóng vai người đưa đồ cho trẻ. Khi làm như vậy trẻ sẽ học cách xin đồ, hoặc nhìn bạn để bạn đưa đồ vật cho con. Cứ như vậy dần dần trẻ sẽ quen với việc có bạn cùng tham gia, và lâu hơn nữa là sẽ dần hình thành các kỹ năng giao tiếp cơ bản, làm nền tảng để cha mẹ tiếp tục hoàn thiện kỹ năng giao tiếp xã hội cho trẻ cũng như nghiên cứu dạy thêm những kỹ năng khác.
Dạy kỹ năng cho trẻ tự kỷ thực sự rất gian nan, bởi chúng ta cần phải vừa dạy vừa hướng dẫn để trẻ, vừa là bạn vừa là chuyên gia định hướng và theo dõi trẻ tiến bộ từng chút từng chút một. Và hãy đừng quên rằng ngoài kia cũng có rất nhiều bậc cha mẹ cũng có những đứa con tự kỷ, vậy hãy đừng ngại ngần chia sẻ, tìm kiếm sự giúp đỡ của những người nhiều kinh nghiệm hơn, có thể bạn sẽ có thêm nghị lực, niềm tin tưởng và tiếp tục đồng hành cùng trẻ trên con đường phát triển phía trước.
>>> Thông tin thêm:
Khi xu hướng du học ngày càng trở nên phổ biến, việc chuẩn bị một…
Giáo dục giới tính không chỉ là một chủ đề quan trọng dành cho người…
Chính sách "không email ngoài giờ làm việc" là một trong những cách vượt qua…
Thay đổi văn hóa doanh nghiệp là yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo…
Việc chọn trường mầm non song ngữ tại quận 7 uy tín, chất lượng luôn…
Trường mầm non là nơi trẻ nhỏ lần đầu tiên tiếp xúc với môi trường…