Còi xương là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh. Vậy cha mẹ phải làm gì để đề phòng và chữa bệnh hiệu quả nhất?
Còi xương là bệnh gì?
Bệnh còi xương hay gọi là bệnh mềm xương, thường gặp trong giai đoạn trẻ sơ sinh, trong giai đoạn 1 tuổi là hay mắc bệnh nhất. Đây là một loại bệnh do thiếu vitamin D, rối loạn phốt pho làm giảm canxi trong xương. Bệnh còi xương phát bệnh rất chậm, cho nên không được chú ý.
Bệnh còi xương làm cho trẻ giảm sức đề kháng hay đi kèm với bệnh viêm phổi và bệnh kiết lị, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Bệnh này không chỉ xuất hiện ở trẻ nhỏ mà đôi khi cũng gặp ở người lớn gọi là bệnh mềm chất xương.
Bệnh còi xương hình thành như thế nào?
Xương các chi của cơ thể làm cho cơ thể người có một hình dạng đặc trưng. Hệ xương có vai trò quan trọng trong việc duy trì hình thái của người. Thành phần chủ yếu cấu thành xương là canxi, 95% xương cơ thể người là canxi, thiếu canxi làm cho quá trình tạo canxi gặp khó khăn. Xương bị mềm và biến dạng, có người cho rằng thiếu canxi sẽ gây còi xương.
Đối với trẻ sơ sinh thì mỗi ngày lượng canxi được nạp vào cơ thể không nhiều. Trong 750g sữa có 600mg canxi, đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ, vậy tại sao trẻ vẫn mắc bệnh còi xương? Điều này liên quan đến việc thiếu vitamin D. Làm thế nào để lượng canxi vào cơ thể được hấp thu hoàn toàn? Điều này là do tác dụng của vitamin D, nó có tác dụng thúc đẩy sự hấp thu canxi của cơ thể, nâng cao nồng độ canxi trong máu, thúc đẩy việc tích tụ canxi và phốt pho vào xương, ngoài ra có thể giảm lượng canxi bị thải ra theo đường nước tiểu, có lợi cho việc canxi hoá xương.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh còi xương
Vitamin D là một chất không thể thiếu, bảo đảm cho quá trình phát triển xương của trẻ. Nếu thiếu sẽ gây rối loạn việc thay thế canxi và phốt pho, việc canxi hoá tổ chức hệ xương gặp khó khăn. Do vậy, có thể khẳng định rằng nguyên nhân chính của bệnh còi xương là thiếu vitamin D.
Mùa đông trẻ ít hoạt động ở bên ngoài, ít sưởi nắng, chăm sóc không hợp lí sẽ dễ mắc bệnh tiêu chảy và viêm đường hô hấp. Đây là những nguyên nhân gây bệnh còi xương.
Vitamin D trong cơ thể chúng ta có hai loại nội sinh và ngoại sinh. Nội sinh là do tia tử ngoại của mặt trồi chiếu vào da, sau đó tổng hợp thành vitamin D trong cơ thể. Ngoại sinh là lấy từ các thực phẩm như cá, gan, trứng, sữa có chứa vitamin D3, chất ergot có trong thực vật sau khi ánh sáng mặt trời chiếu vào sẽ hình thành vitamin D2. Nó thúc đẩy niêm mạc dạ dày hấp thu canxi, phốt pho, giảm lượng canxi theo nước tiểu ra ngoài. Đồng thời thúc đẩy quá trình trưởng thành hệ xương, làm cho canxi và phốt pho trong máu tích tụ thành xương mới.
Một trong những nguyên nhân của bệnh còi xương là do thiếu ánh nắng mặt trời, đặc biệt trong mùa đông, xuân tia tử ngoại không đủ. Hơn nữa vào mùa đông trẻ cũng rất ít hoạt động ngoài trời, dễ mắc bệnh còi xương.
Một nguyên nhân khác là do dinh dưỡng không hợp lí cũng ảnh hưởng tối sự hấp thu canxi, phốt pho. Mặt khác, khi dùng các loại ngũ cốc cho trẻ ăn, dễ kết hợp với canxi và phốt pho tạo thành chất khó tan, ảnh hưởng đến sự hấp thu canxi và phốt pho.
Bên cạnh đó, trẻ phát triển quá nhanh, đẻ non, sinh đôi dễ mắc bệnh còi xương; tiêu chảy mãn tính. Hệ thống gan mật bị bệnh, bệnh tim mãn tính đều ảnh hưởng đến sự hấp thu và thay thế vitamin D; dùng thuốc có dilantin và luninal trong thời gian dài có thể làm tăng tốc độ phân giải và thay thế vitamin D.
Bệnh còi xương thường gặp ở trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi khi các chức năng của cơ quan trung ương vẫn chưa hoàn thiện và quá trình trao đổi chất của cơ thể vẫn còn kém. Bổ sung dinh dưỡng là việc cha mẹ cần làm cho trẻ khi con mắc phải bệnh còi xương.
Dielac Grow Plus là một sản phẩm sữa của Vinamilk chuyên dành cho trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi và nhẹ cân. Các mẹ có thể cho trẻ dùng thêm sữa bổ sung vào thực đơn hàng ngày cho trẻ để phòng tránh bệnh còi xương ở con mình.
Chúc con của các mẹ luôn khoẻ mạnh và cao lớn!