Khi con bạn bước vào độ tuổi mầm non, các bé cần được tiếp nhận sự dạy dỗ thích hợp từ phía gia đình và nhà trường. Các phương pháp dạy trẻ ngày càng xuất hiện nhiều do xu hướng thế giới ngày càng phát triển và thay đổi từng ngày. Nhưng phụ huynh cần biết đâu mới là cách giáo dục mầm non cho trẻ phù hợp nhất? Dưới đây là những thông tin hữu ích chia sẻ cho các ông bố bà mẹ.
Thường xuyên đọc sách, kể chuyện cho trẻ nhỏ
Phụ huynh nên chú ý vấn đề dành thời gian cho con, thường xuyên đến bên cạnh trẻ để đọc sách, kể chuyện cho con. Việc bạn làm chính là đang giúp trẻ nuôi lớn tâm hồn của mình thông qua những câu chuyện từ thuở còn thơ ấu. Chưa kể là còn thể hiện được sự quan tâm của cha mẹ dành cho con nhỏ giúp gắn kết hơn tình cảm gia đình ấm áp.
Cần để trẻ cảm nhận được rằng, việc đọc sách là một việc làm vô cùng thú vị, không nhàm chán và ngoài sự thú vị ra không còn mục đích nào khác. Trong giáo dục mầm non chính cái “không có mục đích nào khác” này, mới có thể khiến trẻ tò mò và tìm tòi đọc sách. Trong ngôn ngữ của trẻ em, bạn nên biết rằng bé rất ngây thơ sự việc luôn được chia rạch ròi thành “tốt” và “xấu”.
>>> Xem thêm: Chọn chương trình học mầm non tại các trường quốc tế – Nền tảng cho con phát triển toàn diện
Khi đọc sách cho trẻ, phụ huynh nên dùng giọng nhỏ nhẹ, nhưng rành mạch tránh để trẻ cảm thấy khó chịu, mang cảm giác nghe, đọc không ép buộc hay gò bó con phải ngồi lại để nghe những câu chuyện mà ba mẹ kể.
Những điều nên và không nên trong lúc kể chuyện cho bé
Lưu ý đặc biệt đến các bé còn đi mẫu giáo chưa biết chữ, ba mẹ không nên quá cứng ngắt bám vào văn viết trong những câu chuyện in trong sách. Hãy biết tự động nên linh hoạt thay đổi câu trúc câu từ theo văn nói hàng ngày để giúp trẻ nhỏ dễ hiểu và tiếp thu câu chuyện được dễ dàng hơn.
Tại trường vấn đề đọc sách ngoài giờ học, một cái lỗi rất tệ mà một số bậc phụ huynh và giáo viên hay mắc phải là yêu cầu trẻ phải đọc chậm, đọc từng chữ từng câu một. Điều này là không đúng trong giáo dục mầm non thời hiện đại. Theo nghiên cứu có ba phương diện để đánh giá khả năng đọc của một người: Hiểu, nhớ, tốc độ. Ba phương diện này hỗ trợ lẫn nhau, thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển. khả năng đọc cho trẻ.
Đọc sách buộc các bé tự mình vận động trí óc đạt đến trình độ bán tự động hóa, nội dung đọc trẻ mới có thể được nắm bắt và hấp thu, từ đó mới rút ra cho việc hiểu và nhớ trong trí não. Cách đọc từng chữ từng chữ một sẽ dễ gây khó khăn cho sự hình thành trạng thái bán tự động hóa này, tài liệu đọc mà trẻ cảm nhận được sẽ dễ mắc phải tình trạng rời rạc, không hoàn chỉnh.
Cách để trẻ rèn luyện việc đọc sách khi còn bé
Mỗi đêm trước khi vào giấc ngủ, ba mẹ thường sẽ là người chủ động kể chuyện cho trẻ nghe, nhưng dần dần khi con đã biết đọc. Và con có thể đọc được những quyển sách cùng truyện tranh ít chữ, ba mẹ nên tập cho bé luyện dần về tốc độ đọc. Nên biết rằng tốc độ đọc của con người vừa không phải từ lúc sinh ra đã có, cũng không phải là muốn nhanh sẽ nhanh được ngay. Đồng thời không thể dùng một phương pháp huấn luyện tiêu cực nào đó để dễ dàng đạt được. Tốc độ được quyết định bởi lượng đọc, được hình thành một cách tự nhiên dần dần trên cơ sở tích luỹ hằng ngày trong phương áp giáo dục mầm non mà bạn áp dụng.
Sự tiến bộ của trẻ em trên phương diện này rất đáng ngạc nhiên, vì lứa tuổi nhỏ khi tiếp nhận học hỏi thông tin sẽ được truyền tải hiệu quả rất nhanh. Một học sinh mầm non thích đọc sách, tốc độ đọc của trẻ sẽ nhanh chóng được hình thành, đồng thời do suy nghĩ của các bé trong quá trình đọc rất ngây ngô, nóng lòng muốn biết kết cục câu chuyện ở phía sau. Do nguyên nhân đó, tốc độ đọc thường vượt cả những người lớn cũng thích đọc sách như thế.
>>> Tham khảo: Chương trình học dành cho trẻ mầm non ở trường quốc tế Việt Úc
Để nâng cao tốc độ đọc cho trẻ, cần chú ý một số điểm sau:
Không nên để trẻ đọc phát ra tiếng to:
Ở trường thường xuyên yêu cầu các bé đọc nhẩm bài khóa, đó chỉ là đọc bài phụ khóa, không nằm trong phạm trù đọc sau giờ học mà chủ đề bàn đến ở đây. Đọc sách ngoài giờ học không nên đọc thành tiếng quá to. Đọc phát ra tiếng, không những trẻ không thể hiểu rõ nội dung của tác phẩm, cũng không thể đẩy nhanh tốc độ, là một cách đọc không tốt. Ví dụ như đọc thành tiếng ngắt nghỉ không đúng: “Rắn là loài bò, sát không chân” đem lại kiến thức sai lệch cho các em.
Không nên vừa gặp từ mới đã yêu cầu trẻ tra từ điển:
Trong giai đoạn đầu đọc sách, chắc chắn trẻ sẽ gặp nhiều từ mới, việc tra từ điển liên tục sẽ ảnh hưởng đến việc đọc, sẽ làm trẻ bị mất hứng thú. Khi gặp phải những mẩu truyện có nội dung dài, trẻ thường bị tự ti, không tin tưởng vào vốn từ mà mình đã biết, lo rằng không biết có hiểu hay không. Bố mẹ cần động viên cổ vũ các bé, có những chữ không biết cũng không sao cả, chỉ cần hiểu nội dung cốt lõi được là được. Nếu có một số từ mới ảnh hưởng đến việc hiểu nghĩa tác phẩm, hoặc là từ then chốt trong tác phẩm thì có thể hỏi cũng không sao. Như thế sẽ khiến cho trẻ cảm thấy bớt áp lực tăng khả năng đọc rất nhanh, đọc rất nhẹ nhàng.
Kết,
Mong rằng những thông tin phía trên sẽ giúp ích cho ba mẹ trong việc giáo dục mầm non cho con nhỏ được tốt hơn, chuẩn bị cho con trẻ toàn diện bước vào tiểu học.