Giúp mẹ bỉm sữa hiểu hơn về chứng ọc sữa của con

Ọc sữa là biểu hiện thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thấy con mình quấy khóc vì ...

Ọc sữa là biểu hiện thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thấy con mình quấy khóc vì triệu chứng này khiến nhiều bà mẹ lo lắng. Nhưng ít ai biết nguyên nhân gây ọc sữa cho trẻ sơ sinh là gì?

Bài viết này sẽ giúp các bà mẹ hiểu rõ hơn về triệu chứng này ở trẻ. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

1. Ọc sữa do sinh lý:

Những trẻ từ 1 đến 2 tháng tuổi, hệ thống tiêu hóa của trẻ còn yếu, các van trong dạ dày hoạt động chưa đồng bộ. Khi bú, trẻ có thể vô tình nuốt hơi theo vào dạ dày gây no, sau đó nếu mẹ lại đặt nằm ở tư thế nghiêng thì trẻ dễ bị ọc sữa. Ngoài ra, khi mẹ cho bé bú sữa quá nhiều khiến cho dạ dày không kịp tiêu hóa khiến sữa bị trào ra ngoài.

2. Ọc sữa do bệnh lý:

Nếu mẹ đã có biện pháp khắc phục nhưng tình trạng ọc sữa, nôn trớ sinh lý ở trẻ, mà tình trạng này vẫn cứ tiếp diễn hoặc nếu bé bị ọc sữa, nôn trớ kèm theo một số dấu hiệu khác thì mẹ cần lưu ý bởi rất có thể bé bị một bệnh lý nào đó. Nhất là khi trẻ có biểu hiện ọc sữa liên tục mặc dù không bú cũng ọc, hoặc ói ra rồi bú, bú xong lại ói ra thì rất có thể trẻ bị các dị tật ở đường tiêu hóa như hẹp thực quản, hẹp tá tràng ,…

Ba mẹ nên khắc phục ọc sữa cho con vì sức khỏe của con

Bên cạnh đó, rẻ đột nhiên ói, đang bú bình thường bỗng nhiên khóc thét lên, ưỡn bụng, bụng có thể nổi phồng lên thì có thể trẻ bị một số bệnh đường tiêu hóa như tắc ruột, lồng ruột hay gặp ở những trẻ sau 3 tháng tuổi. Hơn nữa, nếu trẻ bị ọc sữa kèm theo vặn mình, giật mình hay co giật, quấy khóc ban đêm thì là do trẻ bị thiếu canxi.

3. Cách khắc phục tình trạng ọc sữa, nôn trớ ở trẻ nhỏ

Khi cho trẻ bú, mẹ nên để trẻ bú một cách từ từ, không để trẻ bú quá no. Sau khi trẻ bú xong không nên để trẻ nằm luôn mà nên chờ khoảng 15 phút sau mới nằm. Đối với trẻ bú bình, nghiêng bình sữa sao cho ngập cổ bình để tránh nuốt không khí vào dạ dày gây nôn trớ. Trường hợp này sẽ giảm dần khi trẻ lớn lên và có thể mất hẳn mà không cần biện pháp can thiệp nào khác.

Khi bé vừa ọc sữa, mẹ nên trấn an và dành khoảng 30 – 1 tiếng để cho bé nghỉ ngơi, hồi phục sức khỏe chứ không nên cho bé tiếp tục bú vì sợ bé đói hay mất chất dinh dưỡng. 

Nếu trẻ bị ọc sữa, nôn trớ là do một số bệnh lý nào đó như tiêu hóa, nhiễm khuẩn,…thì mẹ cần phải co bé đi khám bác sĩ để tìm ra cách khắc phục hợp lý. Nếu bé bị ọc sữa do thiếu canxi thì mẹ cần phải bổ sung canxi cho bé bằng các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ hoặc để bé tắm nắng vào mỗi buổi sáng cũng là một cách chuyển hóa vitamin D thành canxi.

Mong rằng với những chia sẻ này, ba mẹ sẽ có thêm kiến thức chăm sóc con, nhất là khi trẻ bị ọc sữa. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm tại đây những cách khác cũng giúp trị nôn trớ, ọc sữa hiệu quả cho trẻ. 

More Articles for You