Hậu quả bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em

Nôn trớ hay trào ngược dạ dày là một trong những bệnh lý thường gặp nhất ở trẻ em thường. Vậy hậu quả bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em là gì? có quá nghiêm trong không? Hãy xem qua bài viết sau đây nhé!

1. Nguyên nhân gây trào ngược ở trẻ nhỏ:

Nguyên nhân trào ngược dạ dày chính là do tăng lượng chất chứa trong dạ dày:

  • Khi bé ăn hoặc bú không đúng cách.
  • Ăn quá nhiều hoặc ăn quá nhanh.
  • Khi bé nuốt nhiều hơi do tư thế bú không đúng, bú bình không đúng cách.
  • Ở trẻ nhỏ, vân tâm vị còn yếu, đóng mở thất thường, dạ dày nằm ngang và cao hơn so với người trưởng thành, góc thực quản và dạ dày là góc tù.

2. Hậu quả của trào ngược dạ dày với sự phát triển của trẻ:

Trào ngược thực quản có thể gây hại ở thực quản và hệ hô hấp của trẻ như gây ra viêm họng, viêm mũi, hơi thở khò khè, ho kéo dài và khó điều trị. Khó thở do viêm thanh quản hoặc viêm phế quản Ở thực quản bệnh này còn gây ra các loại vấn đề như viêm thực quản với nhiều mức độ, hình thành sẹo gây chít hẹp thực quản, Barrett thực quản hoặc có thể gây ung thư. Các biến chứng khác như viêm xoang, sụt cân, chậm lớn, viêm tai, mòn răng, suy dinh dưỡng.

3. Cần làm gì khi bé bị trào ngược dạ dày:

Bạn có thể làm đặc thức ăn bằng cách bổ sung 1 muỗng canh bột gạo đã được chế biến sẵn vào 60 ml – 120 ml sữa. Đối với trẻ bú mẹ, bạn nên cho trẻ bú mẹ nhiều lần, ngoài ra có thể vắt sữa mẹ và pha thêm bột gạo vào sữa mẹ. Làm đặc thức ăn có tác dụng làm giảm tần xuất nôn trớ, kéo dài giấc ngủ của trẻ và giảm hiện tượng quấy khóc của trẻ. Ngòai ra, làm đặc thức ăn làm tăng năng lượng giúp trẻ tăng cân tốt hơn, nhưng đồng thời làm tăng nguy cơ táo bón ở trẻ cũng như làm giảm khả năng hấp thu của canxi có trong sữa. Nếu bạn không có thời gian hoặc không muốn làm đặc thức ăn bằng cách pha bột vào sữa thì bạn có thể sử dụng sữa công thức dành cho trẻ bị  trào ngược dạ dày thực quản sữa công thức được bổ sung thêm chất xơ thiên nhiên. Các chất xơ tự nhiên này không bị ảnh hưởng bởi pH dịch vị vì vậy phát huy tác dụng trên cả chứng nôn trớ và trào ngược bằng cách làm sệt sữa trong.

4. Chăm sóc khi trẻ bị nôn trớ:

  • Bế hoặc cho trẻ nằm nghiêng về một bên
  • Lau rửa bằng nước ấm phần cơ thể bị dính sữa, thức ăn trớ ra
  • Hút rửa mũi nếu trẻ trớ lên mũi
  • Thay bỉm, quần áo khô thoáng để tránh trẻ bị lạnh
  • Cho trẻ bú hoặc ăn lại sau khoảng 30 phút.

5. Chăm sóc ngoài bữa ăn:

  • Bế hoặc cho trẻ nằm nghiêng về một bên
  • Lau rửa bằng nước ấm phần cơ thể bị dính sữa, thức ăn trớ ra
  • Hút rửa mũi nếu trẻ trớ lên mũi
  • Thay bỉm, quần áo khô thoáng để tránh trẻ bị lạnh
  • Cho trẻ bú hoặc ăn lại sau khoảng 30 phút.

Một điều nữa mà các mẹ cũng nên lưu ý là nếu trẻ cứ nôn quá nhiều, viêm đường hô hấp và không tăng cân thì cần đưa đến cơ sở y tế để khám bệnh. Hậu quả bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em là không hề đơn giản nếu bạn xem thường căn bệnh này. Mời mẹ tham khảo thêm cách khắc phục nôn trớ và trào ngược dạ dày tại đây.

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Tại sao giáo dục giới tính lại cần thiết cho trẻ em?

Giáo dục giới tính không chỉ là một chủ đề quan trọng dành cho người…

2 weeks ago

Cách vượt qua áp lực công việc qua chính sách “không email ngoài giờ làm việc”

Chính sách "không email ngoài giờ làm việc" là một trong những cách vượt qua…

4 weeks ago

Thay đổi văn hóa doanh nghiệp: Chìa khóa bứt phá doanh thu và khách hàng trung thành

Thay đổi văn hóa doanh nghiệp là yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo…

1 month ago

Top 5 trường mầm non song ngữ tại quận 7 với chất lượng giáo dục vượt trội

Việc chọn trường mầm non song ngữ tại quận 7 uy tín, chất lượng luôn…

1 month ago

Trường mầm non song ngữ Thủ Đức: Lựa chọn hoàn hảo cho sự phát triển toàn diện của trẻ

Trường mầm non là nơi trẻ nhỏ lần đầu tiên tiếp xúc với môi trường…

1 month ago

Dạy kỹ năng sống cho trẻ 2 tuổi từ những thói quen hằng ngày

Trong những năm đầu đời, trẻ em bắt đầu hình thành những kỹ năng sống…

1 month ago