Những kiến thức về sức khỏe sinh sản và nuôi dạy con cái vô cùng cần thiết với các cặp vợ chồng trẻ hiện nay. Bên cạnh việc ăn gì để con thông minh, thì bà bầu cần có những kiến thức để giữ gìn sức khỏe như thế nào ?
Từ xưa đến nay, nhiều người thường quan niệm rằng dinh dưỡng cho bà bầu là quan trọng nhất. Bà bầu chỉ cần ăn những thực phẩm nhiều chất dinh dưỡng, uống những loại sữa tốt và có uy tín như Vinamilk, Anmum,… là đủ đảm bảo sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Tĩnh mạch chi dưới bị giãn, chủ yếu xảy ra ở tĩnh mạch lớn dưới lớp da của chi dưới, tiếp đó là tĩnh mạch nhỏ.
Phụ nữ khi mang thai, tĩnh mạch chi dưới và bộ phận sinh dục ngoài bị giãn là hiện tượng thường thấy, giãn tĩnh mạch thường nghiêm trọng hơn cùng với sự gia tăng của thai kỳ, càng vào thời điểm cuối thai kỳ, giãn tĩnh mạch càng nghiêm trọng, hiện tượng này xảy ra nặng hơn ở những thai phụ đã từng sinh nở.
Đó là do dung lượng máu ở buồng trứng và tử cung gia tăng khi mang thai, dẫn đến sự hồi lưu tĩnh mạch chi dưới bị ảnh hưởng. Tử cung to lên ép vào tĩnh mạch ở khoang bụng, gây trở ngại cho sự hồi lưu máu huyết ở tĩnh mạch chi dưới.
Nếu thai phụ đứng lâu ngồi lâu thì càng làm cho sự hồi lưu tĩnh mạch ở chi dưới gặp trở ngại nhiều hơn, hậu quả là tĩnh mạch càng bị giãn nghiêm trọng hơn.
Hiện tượng giãn tĩnh mạch có thể giảm thiểu hoặc phòng tránh. Chủ yếu là thai phụ cần nghỉ ngơi tốt trong thai kỳ. Chú ý không nên đứng hoặc ngồi quá lâu, thì có thể giảm thiểu tình trạng này.
Để sinh ra những em bé khỏe mạnh, thai phụ ngoài việc ăn uống bổ sung đầy đủ dinh dưỡng còn cần tập thể dục một cách hợp lý. Các hình thức tập luyện có lợi cho thai phụ gồm đi bộ, bơi lội, yoga, thái cực quyền…
Nếu trước khi mang thai, bạn đã quen tập một trong các môn kể trên thì khi có bầu vẫn nên tiếp tục nhưng giảm cường độ và thời gian. Không tập đến mức quá mệt hay kiệt sức vì điều này sẽ gây hại cho thai nhi, thậm chí gây sẩy thai.
Tập luyện đều đặn 30 phút mỗi lần, 3 lần mỗi tuần để tác động lên cơ bắp và tuần hoàn, nâng cao thể lực và chống stress. Tuy nhiên, cường độ và thời gian tập luyện còn tùy thuộc vào từng thai phụ, miễn sao không quá sức.
Nếu thai phụ không quen tập thể dục thì nên lựa chọn việc đi bộ trong 3 tháng đầu. Sau đó, nếu muốn, có thể thử một hình thức tập mới, miễn là không gây xuất huyết hay bất cứ trục trặc nào khác. Nói chung không nên bắt đầu một hình thức tập mới lạ trong quý đầu vì có thể gây hại cho mẹ và bé nếu tập không đúng.
(1) Đi bộ: Một bài tập đi bộ nhẹ nhàng, trên quãng đường ngắn vừa phải giúp kích thích hệ thống tim mạch và hô hấp, rất có lợi cho quá trình mang thai và vượt cạn. Đi bộ còn giúp cho quá trình lưu thông máu ở chân được tốt hơn, phòng chứng giãn tĩnh mạch và còn làm cho thai phụ thấy thư giãn, thoải mái.
(2) Yoga: Phụ nữ mang thai được khuyến cáo nên tập một vài kiểu yoga, đặc biệt là từ sau 3 tháng đầu. Các bài yoga cũng làm khỏe, mềm dẻo cơ bắp, giúp thư giãn.
Các bài tập thở trong yoga giúp ích rất nhiều cho sản phụ lúc chuyển dạ. Các tư thế chuyên biệt như ngồi xếp bằng rất có ích cho phụ nữ có thai. Ngược lại, có những tư thế không thích hợp, có thể gây hại, do đó thai phụ nên hỏi ý kiến thầy dạy yoga để có những lời khuyên thích hợp.
(3) Thái cực quyền: Là một chuỗi các động tác chuyển động rất chậm theo một trình tự nhất định. Phương pháp này giúp cử động các khớp được trôi chảy, cải thiện tư thế và luồng sinh khí lưu thông, thư giãn và tăng cường sức khỏe, rất an toàn cho thai kỳ.
Một điều đáng lưu ý là thai phụ dù tập luyện theo phương pháp nào thì cũng phải xác định cường độ và thời gian phù hợp với mình, không nên tập quá sức hoặc quá lâu.
Đau lưng là tình trạng thường xuyên xuất hiện ở các thai phụ. Nếu trong những hoạt động hàng ngày thai phụ luôn chú ý giữ đúng tư thế thì có thể giảm thiểu được tình trạng này.
Khi đứng dậy, hai chân chỉ nên hơi mở một chút, nên dựa vào tường, duỗi thẳng lưng, hai đầu gối hơi cong lại, co các cơ bụng và mông làm cho xương hông hơi ưỡn về phía trước. Khi đi lại cũng nên giữ tư thế này, đừng để cho xương chậu thõng xuống hoặc cong về phía sau.
Khi cầm đồ vật, không nên cúi người xách vật nặng, nên dạng hai chân và đầu gối rồi từ từ ngồi xuống, đồng thời nên giữ cho lưng luôn ở tư thế thẳng, kéo đồ vật vào gần phía cơ thể, sau đó mới từ từ đứng dậy. Nếu cầm mấy túi đồ một lúc thì nên phân đều trọng lượng sang hai tay.
Những phụ nữ đi làm, khi mang thai vẫn có thể tiếp tục tham gia công việc. Thời gian làm việc ngắn hay dài cần quyết định bởi sức khỏe của bản thân. Khi mang thai rất dễ cảm thấy mệt mỏi, nhất là hai tháng cuối cùng, ngồi hoặc đứng quá lâu sẽ cảm thấy mệt mỏi.
Phụ nữ khi mang thai tốt nhất là không nên lái xe để chân không bị ép xuống, dẫn đến sưng phù ở chân. Ngoài ra, bụng to lên sẽ áp sát vào vô lăng, hễ thắng xe gấp, bụng có thể sẽ đụng vào vô lăng.
Nếu khi đi làm cảm thấy rất vui vẻ, không có cảm giác khó chịu, thì thai phụ có thể tiếp tục làm việc cho đến tận lúc sinh nở. Nếu công việc khá căng thẳng thì tốt nhất hãy nghỉ ngơi một tháng trước khi sinh.
Cha mẹ nào cũng luôn mong muốn con mình sinh ra được thông minh, khỏe mạnh. Đó có lẽ là niềm hạnh phúc không gì so sánh được. Vì vậy quãng thời gian 9 tháng 10 ngày là vô cùng thiêng liêng và quang trọng. Các mẹ có thể tham khảo thêm ăn gì để con thông minh tại link https://goo.gl/5Fvo4j
Khi xu hướng du học ngày càng trở nên phổ biến, việc chuẩn bị một…
Giáo dục giới tính không chỉ là một chủ đề quan trọng dành cho người…
Chính sách "không email ngoài giờ làm việc" là một trong những cách vượt qua…
Thay đổi văn hóa doanh nghiệp là yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo…
Việc chọn trường mầm non song ngữ tại quận 7 uy tín, chất lượng luôn…
Trường mầm non là nơi trẻ nhỏ lần đầu tiên tiếp xúc với môi trường…