Làm thế nào giáo dục đức tính trung thành cho trẻ?

Trung thành là đức tính tốt trong xã hội ngày nay. Con trẻ luôn trung thành với sự thật và ...

Trung thành là đức tính tốt trong xã hội ngày nay. Con trẻ luôn trung thành với sự thật và sống trung thành nếu môi trường xung quanh không giả dối và phản bội. Sau đây, chúng tôi nêu một số phương pháp để đào tạo đức tính trung thành của trẻ.

1. Tạo ra bầu không khí thật thà, trung tín.

Không bao giờ nói dối trước mặt trẻ, hoặc nói với kẻ khác đến chơi với bà con thân thuộc, một điều mà con trẻ coi là trái sự thật.

Không bao giờ khuyến khích hay ủng hộ sự dối trá của con trẻ, không nên đem lý do sai lầm để con trẻ bào chữa sự vắng mặt hay chậm trễ đến trường.

Không bao giờ khuyến khích sự dối trá của trẻ

Hãy trung thành hết mực với trẻ. Không bao giờ hứa sai, hứa mà không giữ lời, không bao giờ đe dọa mà không thi hành. Khi con trẻ hỏi chúng ta một vấn đề, có vẻ tò mò mà không đặt đúng chỗ, chúng ta chỉ cần nói với nó rằng: “Ba má chưa thể giải quyết ngay bây giờ, để mấy bữa nữa sẽ hay.”

Cha mẹ hãy tạo không khí thành thật trong gia đình, không nên vì bất kỳ lí do nào mà dung thứ sự giả tạo, đừng làm cho trẻ lầm tưởng nói dối với sự thật như nhau.

Con trẻ thường tin nhà giáo dục trẻ, cởi mở tâm sự kín đáo để xin giải quyết, không lo lắng bị tiết lộ bí mật. Cha mẹ tín nhiệm con cái không tỏ ra nghi ngờ, sẽ làm cho con không giấu giếm.

2. Tạo ra bầu không khí tín nhiệm

Không khí tín nhiệm là một lối giáo dục rất hay để duy trì con trẻ trong sự trung thành.

Phải hành động hơn nữa. Chúng ta có thể tạo cho con trẻ tập quán nói thật như kể lại sự việc đã xảy ra và giúp nó sửa chữa lỗi lầm, quên lãng và thái quá.

Với sự giáo dục thẳng thắn, chúng ta sẽ trừ được những chữa lỗi, tránh được những lý lẽ đưa con trẻ đến nói dối, đồng thời làm cho trẻ quen sống ngay thật. Sống trung thành nhưng không quá nghiêm ngặt, không nên đòi con cái tự thú công khai làm hạ giá hay phải hổ thẹn. Ví dụ người cha đi làm về, thấy sự đổ vỡ trong nhà, rầy la om sòm: Đứa nào làm thế này? Đến đây chịu đòn”.

Con trẻ có đủ can đảm nói thật để chịu đòn hay nói dối để khỏi bị phạt? Thường thường con trẻ sẽ nói dối để khỏi đòn, không bị rầy la. Chúng ta cần nên tránh những trường hợp này, dễ dàng làm cho con trẻ nói dối.

3. Thưởng phạt phân minh

Phạt tội nói dối và thưởng sự thành thật, Cha mẹ cũng cần biết cách tha thứ. Tuy nhiên, không tha thứ hoàn toàn, vì tha thứ hoàn toàn sẽ làm cớ cho trẻ trở lại lỗi lầm cũ; từ đó khó tạo cho trẻ tính nết trung thành.

4. Dạy trẻ phép lịch sự

Chúng ta nêu cao những ý thức xứng đáng trong việc trung thành, dạy trẻ suy nghĩ về tất cả những điều nói ra bên ngoài. Phép lịch sự, tính bác ái, sự kín đáo đòi hỏi con người không được nói tất cả những gì trong lòng. Trường hợp giữa sự nói dối và bất lịch sự, chúng ta chỉ cần im lặng. Chúng ta bảo cho trẻ biết rằng lương tâm thấu suốt hết, làm sai sẽ bị cắn rứt, để giáo dục bảo đảm đức trung thành cao quý trong con người.

Tóm lại, nếu một đứa trẻ được lớn lên trong tình yêu thương, tôn trọng, sự giáo dục chu đáo về đạo đức mẫu mực của cha mẹ thì đứa trẻ đó sẽ hình thành những thói quen và đức tính tốt. Đó là những giá trị quan trọng của cuộc sống để nuôi dưỡng tính trung thành cho trẻ – một phẩm chất quan trọng để làm người.

More Articles for You