Cảm xúc là một phần cơ năng của con người, rất cần thiết cho việc giáo dục nhân cách con người toàn diện.
Bạn không nên cắt đứt cảm xúc, vì đây là một sức mạnh hữu ích, đôi khi lại là sức mạnh vô ý thức. Lý do bạn nên sử dụng cảm xúc hết sức khôn khéo là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết sau nhé!
Vì cảm xúc đưa đến tính thay đổi
Cảm xúc là một sức mạnh mù quáng, chúng ta không thể tín nhiệm để cảm xúc điều khiển sinh hoạt, vì cảm xúc đưa đến tính thay đổi. Phải biết sử dụng cảm xúc, điều khiển cảm xúc, khắc phục cảm xúc, như đi ngăn nước ngọn thác chảy để làm thủy điện. Sử dụng cảm xúc như vậy là việc hữu ích và tốt đẹp.
Đôi với trẻ, cảm xúc là yếu tố rất thuận tiện để tập cho trẻ uốn nắn nề nếp ngay thẳng từ lúc nhỏ. Cảm xúc của trẻ phát hiện từ từ dưới ảnh hưởng xung quanh, nhất là ảnh hưởng người mẹ. Chúng ta không nên khêu gợi cảm xúc của trẻ một cách vô ích như quá mơn trớn, quá chiều chuộng, vì hành động này không có lợi gì, trái lại sệ ru ngủ con trẻ và làm cho nó nhu nhược. Phải hành động đúng mực. Bà mẹ yêu con vừa đủ, và hữu lý, chứ không nên chiều con quá đáng, gây cho con tính lười biếng, kiêu căng, ích kỷ.
Ngoài ra, không nên để con trẻ tiếp xúc với những người quá nóng nảy, có thể ảnh hưởng sâu xa vào cuộc đời, không nên đi theo những thay đổi và ý riêng của trẻ. Nếu theo ý trẻ để được cười được khóc, nó sẽ đòi hỏi không cùng, nó sẽ làm khổ cha mẹ, nó sẽ dùng tiếng cười tiếng khóc để đòi hỏi thật vô lý, theo ước vọng phù hoa của nó. Sau này, nó không giữ nổi cảm xúc, sẽ trở nên nô lệ và nạn nhân của bao thay đổi, của những lạc thú và của sự sợ khổ.
Cảm xúc có thể điều khiển được
Con trẻ lớn dần, việc quan hệ là dạy cho nó điều khiển cảm xúc. Đầu tiên, đừng để con trẻ bảo tồn và lặp lại những tình cảm, những xúc động xấu, tỉ dụ khi bị quở mắng, đừng cho nó ngấm ngầm báo thù, gây hấn.
Trái lại, những cái cảm tình bổ ích và tốt đẹp, phải nuôi dưỡng và bảo tồn để làm đà cho trẻ can đảm và hăng hái hơn. Lúc nhỏ, hãy cấm trẻ những hành động cảm tình bậy bạ, bất chính như làm khổ súc vật, làm hại bạn bè. Bỏ những hành động gây ra cảm tình xấu, chúng ta giúp trẻ cố tạo ra, những cảm tình tốt, hy sinh và thích thú ăn ở rộng rãi tha thứ, khóc thương người bệnh tật, bớt khổ cho kẻ nghèo. Cảm thương tức là hành động giảm đau cho người, là nỗ lực giúp người được hạnh phúc.
Cảm xúc có thể phát triển được
Cảm xúc phát triển và chiếm địa vị xứng đáng trong cuộc đời. Nó là sức mạnh chống đỡ cuộc đời tiến thủ dưới sự chỉ dẫn của lương tâm. Đặc biệt trong con trẻ, cần xem xét vấn đề liên quan đến cảm xúc, nếu không giải quyết hay giải quyết sai, nó biến thành xung đột, để lại những dấu vết trong tâm hồn làm khó việc phát triển, có thể đưa đến những thắc mắc lo âu, có thể dưa đến những thắc mắc lo âu, những ích kỷ nhỏ nhen. Khi thấy đứa trẻ nằm lỳ trên giường, đứa khác mút đầu ngón tay, là dấu hay ăn cắp, hay bị gò bó trên một ý chí lười biếng, không chịu cử động, không chịu siêng năng. Giải quyết vấn đề này không đúng, dễ dàng làm nhục cảm xúc của trẻ và phát sinh những yêu đuối.
Do đó, không nên giải quyết quá nhanh hay gò ép hoặc ráng sức nhìn theo động tác của trẻ. Khi phải cắt đứt sự thỏa mãn của trẻ, cần trả lại sự thỏa mãn khác cao hơn, giúp nó hứng thú hoạt động và quên đi cái cũ. Đó là những phương thế quen thuộc dùng để giải quyết vấn đề cảm xúc của trẻ.
Lý do nên sử dụng cảm xúc khéo léo vừa được chúng tôi trình bày cùng bạn. Nếu còn thắc mắc hoặc muốn tìm hiểu thêm về cách chăm sóc sức khoẻ cho trẻ, bạn có thể tham khảo tại đây.