Đối với con, có được sự chăm sóc của cả hai bố mẹ sẽ tốt hơn so với chỉ được mẹ chăm sóc. Tuy vậy hầu hết ở các gia đình, có lẽ thời gian con ở với mẹ luôn nhiều hơn thời gian con ở với bố. Do đó bố sẽ ít gần gũi và ít tự tin trong chăm sóc con mình hơn.
Bố không biết cách thể hiện tình cảm
Điều này có lẽ bố rất giống với con trai của mình. Có sức khoẻ và thể lực rất tốt, nhưng ngược lại hay thể hiện tình cảm không qua lời nói mà bằng hành động. Và có lẽ hơi bị “thô bạo”.
Ví dụ đàn ông rất vụng trong việc dùng lời nói thể hiện những gì mình nghĩ, hay từ từ nói ra những suy nghĩ hay cảm nhận của mình. Những cảm giác “nóng” “lạnh” “đau” “đói” thường là những điều hay được cảm nhận nhất, những thứ khác thì hầu như không nhận ra, hay ngay cả khả năng quan sát để phát hiện ra cũng rất ít.
Đàn ông rất đơn giản. Không suy nghĩ vòng vo nhiều được như phụ nữ. Vì vậy khi nói chuyện với bố, các mẹ cũng nên nói một cách thẳng thắn.
Các mẹ nhiều khi hay nói vòng vo, hay nói tránh vì nghĩ đến người nghe. Nhiều khi chỉ không thích một điểm nào đó của con trai hay của bố, mẹ cũng sẽ nói như: “A, hoá ra bố chơi với con theo kiểu này à. Chắc con cũng thích lắm. Cảm ơn bố nhé. Nhưng mà bố à, mẹ nói ở đây không phải vì đang tức giận hay muốn nói gì to tát với bố đâu. Bố có thể chơi với con một cách nhẹ nhàng hơn được không, nếu bố chơi với con nhẹ nhàng cẩn thận hơn thì chắc mẹ sẽ cảm thấy yên tâm hơn, vui vẻ hơn…”
Với cách nói này, đàn ông chẳng hiểu được vợ mình đang muốn nói gì.
Đàn ông rất vụng về trong việc thể hiện cảm xúc của mình nên cũng rất vụng về trong việc cảm nhận cảm xúc của đối phương. Việc mà mẹ “muốn bố hiểu” “muốn bố thấy” sẽ không hề được bố đọc ra. Bố chỉ cảm nhận được có chuyện gì không ổn nhưng còn nội dung mẹ đang nói thì hoàn toàn không lý giải được.
Thay vào đó, các mẹ hãy truyền đạt một cách ngắn gọn, cụ thể và nhẹ nhàng. “Bố cầm tay con chạy nhanh như thế con sẽ không theo kịp đâu. Bố hãy chạy chậm hơn và cầm tay con một cách nhẹ nhàng hơn nhé”.
Sau đó hãy nói lời “Cảm ơn bố”, “Bố đã giúp mẹ nhiều quá” “Mẹ thấy rất vui” để thể hiện sự đánh giá khách quan của mẹ với những gì bố đã làm.Việc được mẹ cảm ơn hay đánh giá sẽ giúp bố có tinh thần học hỏi hơn. Sẽ kéo theo những hành động tích cực khác.
Ngoài ra, tôi có một phương án giúp các bố có thể tiếp xúc với con được nhiều hơn như sau.
“Đọc truyện tranh” cho con nghe
Các bố ơi, các bố có bao giờ đọc truyện tranh cho con nghe không? Truyện tranh rất tuyệt vời đấy. Truyện tranh được tạo nên bởi người viết, người đọc và người nghe. Có lẽ không có đứa trẻ nào là ghét thế giới ấy đâu.
Thói quen đọc truyện tranh nên thực thành mỗi ngày trước khi bé đi ngủ. Truyện tranh được coi như một tín hiệu báo chuẩn bị đến giờ đi ngủ, cũng có khi nó là nút nhãn giúp trẻ dễ chìm vào giấc ngủ hơn.
Tuy nhiên bố thường hay đi làm về muộn, nhiều khi trẻ đi ngủ rồi mà bố vẫn còn chưa về. Trong những trường hợp này, các bố thấy sao nếu thay vì đọc sách buổi tối, mà các bố sẽ đọc sách buổi sáng? Thay vì đánh thức buổi sáng, các bố sẽ ngồi bên cạnh và đọc truyện cho con nghe. Ngay cả những bé thường không được tỉnh ngủ một cách sảng khoái cũng sẽ dễ mở mắt dậy hơn. Chẳng phải sẽ rất tuyệt với việc bắt đầu một ngày mới sảng khoái cùng việc đọc truyện tranh sao.
Còn tôi muốn giới thiệu tới các bạn điều quan trọng khi lựa chọn truyện tranh như sau. Đó phải là “truyện mà người đọc cảm thấy hấp dẫn”. Nếu đó là cuốn sách bố cảm thấy thú vị thì chắc chắn con cũng sẽ thấy thích. Khi người đọc có tình cảm thì nó cũng sẽ dễ truyền cảm hứng cho con trẻ. Vì vậy tôi rất hi vọng các bạn có thể tìm được một cuốn sách mà bản thân mình cảm thấy “thật thú vị, thật vui vẻ, thật dễ thương, thật tuyệt” để đọc cho bé nghe nhé.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết liên quan tại đây.