Bé yêu vẫn bị nôn trớ nhiều lần trong ngày kể cả khi mẹ đã làm đủ mọi cách như bế bé 10 phút sau khi bú, vuốt lưng… Lúc này, mẹ cần cân nhắc đổi loại sữa khác phù hợp hơn cho bé.
Nếu bé không có những bất thường về đường ruột, mẹ không cần quá lo lắng khi bé nôn trớ vì đây là hiện tượng sinh lý thường thấy ở 60% các bé khoẻ mạnh. Bình thường, sữa hay thức ăn sẽ đi qua miệng, xuống thực quản, qua tâm vị rồi vào dạ dày. Cần biết rằng để ngăn dòng trào ngược từ dạ dày trở ngược lại vào thực quản, cơ thể có 1 cơ siết lại ngăn cách 2 cơ quan này với nhau gọi là cơ vòng dưới thực quản. Cơ vòng của bé tiếp tục trưởng thành và thường xuyên đóng mở nên bé dễ nôn trớ.
Hơn nữa, dạ dày bé còn nằm ngang, góc giữa thực quản và dạ dày là góc tù nên không thể ngăn ngừa dòng trào ngược khi dạ dày căng to. Mặt khác, môn vị – van giữa dạ dày và ruột lại rất phát triển. Môn vị, ở dưới đóng quá chặt, trong khi tâm vị, ở trên lại lỏng lẻo khiến thức ăn dễ bị ứ đọng. Thức ăn chủ yếu của bé thường là chất lỏng và bé hay nằm nhiều. Tất cả những điều này khiến bé thường xuyên bị nôn trớ trào ngược. Chính vì vậy, thay đổi chế độ ăn bằng cách chuyển sang chế độ đặc là biện pháp phòng ngừa và giảm nôn trớ hiệu quả.
Khi chọn sữa cho bé bị nôn trớ, trước tiên mẹ cần đảm bảo sản phẩm đủ nhu cầu dinh dưỡng và đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu, đáp ứng tiêu chuẩn Codex Stan 72-1981 như protein, chất béo, đạm, cacbonhydrat, vitamin, khoáng chất và nước. Tỷ lệ các chất này sẽ quyết định chất lượng cũng như màu sắc, độ thơm ngon của sữa.
Mẹ nên chọn sữa theo cơ chế làm đặc, trong đó sữa được làm đặc hơn nhờ một lượng cacbohydrate được thay thế bằng một lượng tinh bột bắp với tỉ lệ nhỏ hơn 2g/ 100 ml, phù hợp với tiêu chuẩn của Codex. Khi uống sữa vào dạ dày bé sẽ nhanh chóng sệt lại, giúp bé giảm nôn trớ do trào ngược gây ra.
Mẹ cần lưu ý sữa cho bé nên bổ sung chất xơ prebiotic GOS, FOS và men vi sinh (probiotic) Bifidobacterium BB-12 hỗ trợ sức khỏe hệ tiêu hóa của trẻ.
Sữa này cung cấp đầy đủ và đúng theo hàm lượng khuyến nghị của Tổ chức Y Tế Thế Giới FAO/WHO các dưỡng chất DHA, ARA, Lutein hỗ trợ phát triển trí não, đồng thời, nucleotide giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé, chống lại các vi khuẩn và virus gây hại cho cAơ thể.
Để bé không còn mệt mỏi quấy khóc sau mỗi lần nôn trớ, mẹ có thể cân nhắc chuyển sang loại sữa phù hợp hơn cho con. Tin rằng với bài viết trên, mẹ đã có cách chọn đúng sữa giúp bé giảm nôn trớ hiệu quả. Chúc bé của mẹ luôn khoẻ mạnh và phát triển tốt cả về thể chất lẫn tinh thần.
Khi xu hướng du học ngày càng trở nên phổ biến, việc chuẩn bị một…
Giáo dục giới tính không chỉ là một chủ đề quan trọng dành cho người…
Chính sách "không email ngoài giờ làm việc" là một trong những cách vượt qua…
Thay đổi văn hóa doanh nghiệp là yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo…
Việc chọn trường mầm non song ngữ tại quận 7 uy tín, chất lượng luôn…
Trường mầm non là nơi trẻ nhỏ lần đầu tiên tiếp xúc với môi trường…