Mối liên hệ giữa giấc ngủ và văn hóa

Nghe có vẻ buồn cười vì giấc ngủ làm sao mà liên quan đến nền văn hóa được? Nhưng thực tế đã chứng minh điều đó. Và hiện thực đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Giấc ngủ và văn hóa

Có lẽ chúng ta bị ám ảnh với việc luyện cho con ngủ suốt đêm vì chúng ta cần phải thức dậy vào ngày hôm sau để làm việc. Chúng ta cần con hợp tác. Tuy nhiên, ở các nền văn hóa khác, trẻ em là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người lớn. Chẳng hạn, khi trẻ được sinh ra ở Kung San, vùng đất của những người thợ săn ở sa mạc Kalahari, trẻ sẽ được da tiếp da với mẹ, được ngủ với mẹ vào ban đêm và được bế suốt cả ngày. Cứ khoảng 15 phút, mẹ lại cho trẻ ti một lần. Nếu trẻ ọ ẹ, người mẹ sẽ phản hồi ngay lập tức, trước khi đứa trẻ khóc to hơn. Chẳng có gì ngạc nhiên khi không có ai bận tâm tới việc luyện cho trẻ ngủ suốt cả đêm.

Ngoài ra, “vấn đề” ngủ của đêm nay có thể không có cùng nguyên nhân với vấn đề ngủ của đêm trước. Con bạn có thể thức dậy vì phòng của con quá lạnh vào đêm trước, vì con đói vào đêm sau, và vì con bị đau ở đâu đó trong vài đêm sau đó.

Xác định cách giải quyết rắc rối ngủ cũng giống như giải đố – chúng ta cần phải giống những thám tử và đặt các mảnh ghép lại với nhau. Sau đó chúng ta cần phải vạch ra một chiến lược.

Bức tranh càng trở nên phức tạp hơn vì cụm từ “ngủ suốt đêm” khiến cho rất nhiều phụ huynh thấy bối rối. Trên thực tế, có nhiều cha mẹ lo lắng về giấc ngủ của con, trong khi thực ra đứa trẻ chẳng có vấn đề về giấc ngủ nào cả – mà chính cha mẹ các bé mới có vấn đề, vì họ kỳ vọng quá nhiều và quá sớm vào con họ.

2. Văn hóa giấc ngủ của ba mẹ Việt

Xin chào mừng đến với thế giới của những ông bố bà mẹ Việt Nam – thế giới của những giấc ngủ bị tước đoạt (của ba mẹ) chỉ mới là phần mở đầu thôi.

Mẹ của một em bé 8 tuần tuổi đã mong con mình có thể ngủ lúc 7h tối và dậy vào 7h sáng hôm sau. Nhưng thực tế người mẹ mới là người cần giờ giấc ngủ đó, chứ không phải đứa trẻ.

Hãy thực tế đi nào: trẻ thực sự không ngủ cả đêm trong những tháng đầu tiên. Trong 6 tuần đầu tiên, hầu hết trẻ đều tỉnh dậy khoảng 2 lần một đêm, vào lúc 2 hoặc 3 giờ sáng, và vào lúc 5 hoặc 6 giờ sáng, vì bụng trẻ không thể chứa đủ thức ăn để ngủ lâu hơn. Trẻ cũng cần calo để lớn chứ. Trước tiên chúng ta sẽ tìm cách cắt cữ bú lúc 2 giờ sáng trước.

Hiển nhiên, bạn cần phải bắt đầu dạy trẻ các kỹ năng tự ngủ ngay khi đưa trẻ từ viện về nhà, nhưng có thể bạn sẽ không thành công cho tới 4 hoặc tối đa là 6 tuần. Điều đó tùy thuộc vào tính khí và cân nặng của con bạn, cùng rất nhiều yếu tố khác. Nhưng bạn cũng cần phải thực tế. Ngay cả khi con bạn được hơn 6 tuần, và có thể ngủ giấc dài hơn, bạn cũng vẫn phải thức dậy vào lúc 4, 5 hoặc 6 giờ sáng. Với người lớn, một giấc ngủ kéo dài 5 hoặc 6 tiếng khó có thể được coi là ngủ cả đêm! Nhưng bạn chẳng thể làm được gì, ngoại trừ việc đi ngủ sớm hơn và hãy nhớ rằng những tháng đầu tiên này trôi qua khá nhanh thôi.

Hi vọng bài viết này đã giúp bạn cập nhật thêm những kiến thức hữu dụng cho mình. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm tại đây những thông tin bổ ích khác.

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Tại sao giáo dục giới tính lại cần thiết cho trẻ em?

Giáo dục giới tính không chỉ là một chủ đề quan trọng dành cho người…

2 weeks ago

Cách vượt qua áp lực công việc qua chính sách “không email ngoài giờ làm việc”

Chính sách "không email ngoài giờ làm việc" là một trong những cách vượt qua…

4 weeks ago

Thay đổi văn hóa doanh nghiệp: Chìa khóa bứt phá doanh thu và khách hàng trung thành

Thay đổi văn hóa doanh nghiệp là yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo…

4 weeks ago

Top 5 trường mầm non song ngữ tại quận 7 với chất lượng giáo dục vượt trội

Việc chọn trường mầm non song ngữ tại quận 7 uy tín, chất lượng luôn…

1 month ago

Trường mầm non song ngữ Thủ Đức: Lựa chọn hoàn hảo cho sự phát triển toàn diện của trẻ

Trường mầm non là nơi trẻ nhỏ lần đầu tiên tiếp xúc với môi trường…

1 month ago

Dạy kỹ năng sống cho trẻ 2 tuổi từ những thói quen hằng ngày

Trong những năm đầu đời, trẻ em bắt đầu hình thành những kỹ năng sống…

1 month ago