Nên làm gì khi trẻ bị trớ? Cách xử lí như thế nào là đúng đắn để bảo vệ sức khoẻ cho trẻ? Mời các mẹ bỉm sữa hãy xem qua bài viết sau đây để có thể tự trang bị cho mình những kiến thức cần thiết nhé!
1. Nên làm gì khi trẻ bị trớ?
Khi bé nôn trớ, cơ thể bé sẽ mất một số lượng nước nhất định. Vì thế, điều quan trọng là phải bổ sung lại lượng chất lỏng đã mất này để cơ thể bé không bị khử nước. Cách đơn giản nhất là uống nước oserol, nước lọc, nước quả.
Sau đó thì bạn nên làm theo một số khuyến nghị này:
- Khi bé ngừng nôn trớ, hãy cho uống một lượng nhỏ nước lọc hoặc nước điện giải sau mỗi 30 phút đến 1 tiếng.
- Nếu bé tiếp tục bị nôn trớ thì cần cho uống luân phiên 50ml nước oserol/ 50ml nước lọc sau mỗi nửa giờ.
- Sau khi cho bé uống loại nước này mà bé không nôn trớ nữa thì cho bé bú mẹ hoặc bú bình, tăng dần số lượng từ 80 – 100ml sau mỗi 3 – 4 giờ.
- Nếu bé ngừng nôn trớ từ 12 đến 24 giờ thì có thể cho bé ăn uống bình thường nhưng vẫn cho bé uống nhiều nước. Bắt đầu với những thực phẩm dễ tiêu hoá như ngũ cốc hay sữa chua. Bạn cũng có thể cho trẻ uống nước lạnh nếu bé trên 12 tháng tuổi.
- Đi ngủ cũng giúp bé nhanh hồi phục do dạ dày trống rỗng trong suốt thời gian này sẽ giúp bé dễ chịu hơn. Đừng cho trẻ dùng bất kỳ loại thuốc chống nôn trớ nào trừ khi được bác sĩ cho phép.
2. Cách xử trí nôn trớ ở trẻ em:
- Không ép trẻ ăn nhiều làm cho trẻ ngại khi nhìn thấy thức ăn.
- Khi cho 1 loại thức ăn mới nên cho từ ít đến nhiều, từ lỏng đến đặc, chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày .
- Ở những trẻ bú mẹ thì sau khi bú xong nên bế trẻ 10-15 phút rồi mới đặt trẻ nằm.
- Khi cho trẻ thì các mẹ cần lưu ý sao cho sữa ngập núm vú bình để tránh nuốt không khí vào dạ dày.
- Ngoài ra có thể sử dụng thuốc chống nôn theo chỉ định của bác sĩ.
Nếu trẻ nôn đột ngột và kèm theo các triệu chứng đặc hiệu của từng bệnh. Cần đưa trẻ đến khám ở cơ sở y tế để xử trí kịp thời.
3. Nguyên nhân nôn trớ:
Nguyên nhân phổ biến khiến trẻ hay bị nôn trớ chính là do thói quen ăn uống. Khi trẻ sơ sinh bú mẹ, phản xạ nuốt sẽ xảy ra một cách tự nhiên. Tuy nhiên do khoang miệng của trẻ nhỏ nên nếu lượng sữa quá nhiều sẽ khiến trẻ gặp khó khăn trong quá trình hô hấp. Bởi vậy nên cơ thể sẽ phản ứng bằng cách là nôn ra những gì trẻ vừa ăn được.
Một điều khác nữa, đó chính là dạ dày của trẻ không lớn và chưa phát triển hoàn thiện, khi trẻ ăn quá nhiều, hoặc nằm ngửa khi ăn cũng có thể gây nôn trớ. Đối với những trẻ không bú mẹ, lỗ trên núm vú quá nhỏ khiến trẻ phải dùng nhiều lực để hút cũng sẽ gây nôn trớ.
Bài viết trên vừa cung cấp với các bạn một vài kiến thức cơ bản và hữu ích trong việc chăm sóc trẻ bị nôn trớ. Mong rằng với những chia sẻ trên các mẹ đã biết mình nên làm gì khi trẻ bị trớ rồi đúng không nào.