Dị tật bẩm sinh ở thai nhi là gì? Trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu cần loại bỏ những thực phẩm không tốt nào có thể gây ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của thai nhi? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Đa phần, chúng ta đều biết những thực phẩm tốt cho bà bầu, những thực phẩm cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào cho cả mẹ và bé. Nhưng rất ít người tìm hiểu về những thực phẩm không tốt và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Đây thực sự là một vấn đề đáng lo ngại, bởi vì những sai sót trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng như dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
Dị tật bẩm sinh ở thai nhi là gì?
Hiện tượng dị tật bẩm sinh xảy ra ở thai nhi không phải là ít, do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếu là do di truyền, môi trường, thực phẩm, thuốc men, vi rút, vi khuẩn, bất thường huyết thanh, vì mức độ chính xác trong chẩn đoán lâm sàng kém, thời gian phát hiện muộn…
Cùng với sự phát triển của kỹ thuật siêu âm mà nhiều trường hợp dị tật bẩm sinh đã được chẩn đoán và xử lý sớm ngay từ khi thai nhi còn trong bụng mẹ, từ đó giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh.
Muốn chẩn đoán chính xác dị tật ở thai nhi, mấu chốt là phải quét siêu âm cẩn thận đối với thai nhi và có một số hiểu biết về đặc trưng dị tật ở bào thai. Ngoài ra, thai phụ và bác sĩ lâm sàng phải có ý thức chẩn đoán dị tật thai nhi, siêu âm định kỳ kiểm tra kết hợp với các phương pháp chẩn đoán khác như phân tích loại nhân nhiễm sắc thể, kiểm tra xét nghiệm mẫu máu để có sự chẩn đoán tiền sản chính xác. Căn cứ vào tuần thai, xác định loại dị tật và mức độ dị tật mà bác sĩ phán đoán tổng hợp đối với thai nhi mắc dị tật bẩm sinh và có phương pháp điều trị hoặc phẫu thuật.
Đã xuất hiện những loại dị tật như: vô não, não úng thủy, nứt đốt sống, thoát vị não, hở hàm ếch, sứt môi, tim bẩm sinh,…
1. Dị tật não là một loại dị tật bẩm sinh thường gặp, tỷ lệ mắc bệnh ở thai nữ cao hơn gấp 4 lần so với thai nam, do một phần hay toàn bộ xương sọ bị khuyết làm lộ não hoặc tiểu não. Não hay tiểu não có thể không có mà chỉ còn lại một phần của thân não. Bệnh nhi không sống được.
2. Tật nứt đốt sống xương sống của thai nhi bắt đầu xuất hiện vào tuần thứ 8 – 9, trong quá trình hình thành, nếu bị thiếu một phần hoặc thoát vị màng tủy thì đều gây nứt đốt sống. Thường có thể phát hiện qua siêu âm, trường hợp bệnh nặng phải đình chỉ thai nghén ngay.
3. Não úng thủy. Não thất rất lớn nhưng mô não rất nhỏ. Phát hiện bằng phương pháp chụp hằng tia X cắt lớp vi tính (CT), chụp ảnh cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp ảnh sọ khí.
4. Song thai dính nhau. Tình trạng hòa nhập một phần cơ thể của trẻ sinh đôi cùng trứng. Gồm các dạng thai đôi dính đầu ngực, thai đôi dính ngực, thai đôi dính mông, thai đôi dính chậu hông, thai đôi dính sọ, thai đôi dính một bên.
Những loại thực phẩm bà bầu cần tránh
Thuốc lá
Phụ nữ mang thai không được hút thuốc lá và nên tránh xa môi trường khói thuốc lá. Bởi việc hút thuốc lá không những gây vô sinh, kinh nguyệt thất thường, sảy thai tự nhiên, chửa ngoài tử cung… mà còn gây dị tật ở thai nhi, ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc phát triển về thể xác và tinh thần của thai nhi.
Trong khói thuốc lá có chứa hơn 1200 hợp chất hóa học, trong đó có 500 loại gây hại đối với cơ thể con người. Các chất có hại chính trong thuốc lá bao gồm: nicôtin, oxyt cacbon, hắc ín, cyanide và các chất độc hại khác. Chất nicôtin có thể làm cho huyết quản ở cuống rốn co lại, khiến hàm lượng oxy trong máu ở rốn xuống thấp, gây tình trạng thiếu oxy ở thai nhi gây bong nhau thai, cao huyết áp tổng hợp thời kỳ mang thai…
Chất cyanide gây trở ngại tới quá trình oxy hóa của các tổ chức, oxyt cacbon kết hợp với huyết sắc tố, ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc vận chuyển khí oxy trong cơ thể, gây thiếu hụt oxy ở thai nhi, dẫn đến sẩy thai, đẻ non, nhẹ cân… Hắc ín làm tăng và biến đổi tế bào thượng bì niêm mạc khí quản có xu hướng gây ung thư.
Bởi vậy, vì sức khỏe của thế hệ mai sau, các ông bố bà mẹ tốt nhất nên cùng cai thuốc trước khi mang thai, kêu gọi những người xung quanh bạn không được hút thuốc cạnh bạn trong thời gian bạn mang thai.
Rượu
Người mẹ uống rượu đe dọa nghiêm trọng tới sự phát triển mọi mặt của thai nhi và trẻ sơ sinh, các bệnh do mắc chứng trúng độc cồn ở thai nhi và trẻ sơ sinh không ngừng tăng mạnh.
Hội chứng thai nhi trúng độc cồn là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh, do người mẹ uống rượu và uống quá nhiều rượu trong thời gian mang thai gây ra.
Sau khi sinh nở, ở trẻ sơ sinh dần dần xuất hiện triệu chứng căn bệnh này, đặc trưng chủ yếu là chậm lớn, chậm phát triển trí tuệ, tật đầu nhỏ và bất thường ở mặt, mắc chứng hiếu động, nhẹ cân, tứ chi dị dạng, sức đề kháng kém… tác hại chủ yếu của cồn đối với thai nhi là làm tổn thương tế bào não, khiến tế bào não ngừng phát triển, giảm số lượng, thậm chí liệt não vào hai tháng đầu của thai kỳ, thai phụ nghiện rượu dễ bị sẩy thai tự nhiên và thai chết vào giữa và cuối thai kỳ. Nếu thụ thai vào lúc người chồng say rượu, thai nhi cũng rất dễ bị dị tật, hoặc đần độn sau khi sinh.
Mức độ nguy hại của cồn đối với thai nhi quan hệ mật thiết với lượng rượu, thời gian uống và tháng mang thai ở thai phụ. Uống rượu càng nhiều, càng lâu và càng sóm thì mức độ nguy hại đối với thai nhi càng lớn. Do đó, nếu muốn sinh một đứa con khỏe mạnh, thông minh, tốt nhất là không uống rượu.
Với những thông tin bổ ích của bài viết, hy vọng rằng việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng cho bà bầu khoa học và hợp lý, tránh các thực phẩm có thể dẫn tới dị tật bẩm sinh sẽ đơn giản và dễ dàng hơn.
Nếu mẹ muốn tham khảo thêm các bài viết về dinh dưỡng cho bà bầu có thể xem tại đây.