Con trẻ thường bị xã hội ảnh hưởng những nết hư, khó tiến bước trên lề lối sinh hoạt đạo đức. Cha mẹ và nhà trường cần trừ đi nết hư và tính xấu con trẻ, đó là phận sự căn bản trong việc nuôi dạy con.
Tính ích kỷ của trẻ
Con trẻ ngây thơ nên dễ dàng ích kỷ, nó nghĩ về thân thuộc gần gũi, những người cùng huyết thống với nó, những kẻ hay cho nó tiền, cho nó đồ dùng.
Các trẻ chưa có kinh nghiệm đời sống và chỗ đứng địa vị người khác, thành ra không hiểu người, hiểu cảnh, dễ sống ích kỷ. Trẻ ích kỷ vì không biết, hơn nữa cũng vì ít ai bảo cho trẻ sống rộng rãi vị tha.
Khi con trẻ lớn lên, thì trái tim nẩy nở theo. Lúc này, tự nhiên trẻ chống đối xung quanh, bỏ cái yêu mến ngày trước để tìm ở ngoài. Nó tận tụy và mê say ý tưởng chống gia đình, nó chịu cơn khủng hoảng ích kỷ – ích kỷ vì chống đối, vì bất bình.
Nguyên nhân trẻ hình thành tính ích kỷ
Tính ích kỷ của trẻ đều được hình thành từ:
- Tính chất đóng kín của trẻ.
- Hoàn cảnh địa vị con trẻ bị giam hãm trong gia đình. Con trẻ thường ích kỷ và hư nết, vì mọi phần tử gia đình chiều chuộng và lo lắng cho số phận của nó.
- Tính cô lập, chỉ biết có mình, không quan tâm đến ai.
- Hoàn cảnh bệnh tật yếu đau : Con trẻ yếu lâu để cho người nhà chăm sóc nhiều quá, thành thử quen quan niệm mình là trung tâm. Điểm ích kỷ của trẻ không có tính cách đáng ghét và chua cay độc địa như ích kỷ của người lớn. Vì nơi con trẻ có bề mặt ngây thơ là cho nên thành ra tính này hóa nhẹ nhàng, nhưng chúng ta giúp trẻ tránh khỏi ích kỷ càng sớm càng hay. Hãy dạy bảo nó hiểu rằng người được tạo dựng để sống trong xã hội, nên ích kỷ sẽ làm cho kẻ khác đau khổ và đau khổ cả cho mình, vì bị người ta xa lánh.
Phải sửa chữa tính ích kỷ của trẻ như thế nào?
Trước hết, không bao giờ chiều con quá mức. Nhiều phụ huynh, nhất là bà mẹ vui sướng và hãnh diện về con quá đáng, nên hay ca tụng để mặc ý con làm gì thì làm, nó xin gì cũng cho, đòi cái gì cũng đưa, muốn cái gì cũng được.
Con trẻ được chiều mọi lúc, coi mình là trung tâm điểm mà mọi người phải qui phục và hướng về. Vì thế, nó không chịu tùy nhu cầu gia đình, không đỡ đần anh chị làm việc nhỏ, việc dễ trong nhà.
Trên đây là phương pháp sửa chữa tiêu cực, bây giờ chúng ta bàn đến phương pháp tích cực là dạy con trẻ trớ nên hữu ích để giúp đỡ kẻ khác, nhất là người họ hàng gần gũi.
Trong thời gian còn bé, trẻ có thể giúp việc nhỏ trong gia đình: Rửa chén, lau bàn ghế, mua lặt vặt. Công việc dễ dàng, vì con trẻ vốn ưa hành động, ham đi lại vận chuyển, thích công việc người lớn và muốn người trên tín nhiệm trao công việc.
Do tính thích làm việc và mong được tín nhiệm, con trẻ chăm lo đi giúp đỡ thân nhân, vui sướng làm hài lòng bạn bè, lần lần thành thói quen nghĩ đến kẻ khác chán ghét tính ích kỷ, vụ lợi.
Để đào tạo con trẻ và sửa tính ích kỷ, bà mẹ cạn nhẫn nại và dung thứ, thỉnh thoảng phải làm lại cái mà con cái làm sai, nhất là tập cho trẻ tham gia với bạn bè, đi công tác tập đoàn.