Những biểu hiện bình thường và dấu hiệu nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Nôn trớ ở trẻ sơ sinh là những dấu hiệu hết sức bình thường ở trẻ, nhưng có nhiều ba ...

Nôn trớ ở trẻ sơ sinh là những dấu hiệu hết sức bình thường ở trẻ, nhưng có nhiều ba mẹ lại cảm thấy rất lo lắng do thiếu kiến thức về trẻ nhỏ. Bài viết này sẽ giúp ba mẹ học cách quan sát và nhận biết những dấu hiệu thật sự bất thường ở trẻ. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

1. Sự thay đổi màu sắc da ở trẻ sơ sinh

Thông thường khi trẻ vừa sinh ra, da sẽ có màu hồng phấn, sau khi tiếp xúc với không khí bên ngoài, thì da của trẻ đủ tháng khỏe mạnh sẽ nhanh chóng chuyển sang màu hồng phấn. Nếu thấy có các màu khác bất thường hoặc thấy nốt trên da thì luôn là dấu hiệu bất thường nào đó của trẻ. Ví dụ: da có màu trắng bệch thường là biểu hiện của thiếu dưỡng khí, ngộ độc axít, thiếu máu, bị sốc, hoặc phù; da và niêm mạc đều có màu hồng đậm thì có thể cân nhắc đến chứng tăng tế bào hồng cầu.

Thông thường đoạn cuối của các chi của bé sẽ có màu hơi bầm tím (tím tái), khi gặp lạnh lại càng rõ rệt, đó là vì tuần hoàn ở chỗ này bị chậm, gọi là tím xanh xung quanh; sau khi được ủ ấm thì sẽ chuyển sang hồng nhạt, trường hợp này không cần phải xử lý đặc biệt. Tuy nhiên nếu da toàn thân của em bé, bao gồm cả môi mà bị tím tái, hơn nữa sau khi ủ ấm lại không thấy tốt hơn thì nên nghĩ đến bệnh tim bẩm sinh với tím tái nghiêm trọng.

Có rất nhiều trẻ sau khi sinh được 2-3 ngày, thì thấy nhiều mụn đỏ với nhiều hình dạng lờ mờ trên vùng xung quanh các chi và ngực, bụng, to như hạt gạo hoặc hạt đỗ, ở giữa có màu vàng trắng to như đầu kim nhô lên, gọi là mụn đỏ có tính ngộ độc, khoảng 24 giờ sau sẽ tự hết đi, đó là do da nhạy cảm với kích thích bên ngoài gây nên. Thông thường với các bé khỏe mạnh đủ tháng thì da toàn thân sẽ hồng hơn sau hai ngày, gọi là mụn đỏ sinh lý, sau 5-6 ngày sẽ dần mất đi và kèm theo bong tróc, đây đều là hiện tượng sinh lý bình thường.

2. Các trạng thái ở trẻ sơ sinh

Căn cứ vào những phản ứng đối với kích thích của trẻ sơ sinh, thì có thể chia trạng thái ý thức của trẻ sơ sinh thành sáu loại, cách phân định thường dùng là dùng ngón trỏ khều lòng bàn chân, cũng có thể dùng ngón cái và ngón trỏ véo nhẹ và lắc nhẹ ngực của bé. Trước khi làm nên đánh thức bé, để cho bé ở trạng thái tỉnh táo, sau đó kích thích bé. Trạng thái ý thức có thể chia làm mấy loại sau:

– Tỉnh táo: sau khi khều lòng chân 2-3 lần sẽ khóc, tiếng khóc vang và thời gian duy trì lâu, các động tác cơ thể có lực mạnh.

– Kích thích: khều chân 1 lần thì khóc, tiếng khóc vang, đôi khi tiếng khóc đều, thời gian duy trì lâu, cơ thể hoạt động nhiều.

– Thèm ngủ: khều chân ba lần mới khóc, tiếng khóc yếu, thời gian duy trì ngắn và đi vào giấc ngủ rất nhanh, hoạt động của cơ thể ít và không có lực.

Nôn trớ ở trẻ sơ sinh là dấu hiệu sinh lý bình thường ở trẻ

– Chậm: khều chân 5 lần hoặc trên 5 lần mới khóc, hoặc không khóc mà chỉ biểu cảm trên mặt, đi vào giấc ngủ rất nhanh, không có hoạt động cơ thể.

– Ngủ mê man (hôn mê nông): khều chân 10 lần mà không có phản ứng, châm kim thì có phản ứng, khóc lên một tiếng hoặc xuất hiện biểu cảm trên khuôn mặt.

– Hôn mê: không có phản ứng với bất kỳ kích thích nào.

Loại thứ nhất là loại thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh, nếu thấy xuất hiện các trạng thái khác, cần cảnh giác liệu bé có bị bất thường ở hệ thần kinh hay không, lúc đó các phụ huynh nên nhanh chóng đến bệnh viện.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định như trẻ bị nôn trớ sữa do trạng thái sinh lý bình thường gây ra cũng sẽ khiến bé mệt và cần bù đắp bằng giấc ngủ sâu để cơ thể được phục hồi nhanh chóng.

3. Thân nhiệt bình thường ở trẻ sơ sinh

Do khả năng tự điều chỉnh thân nhiệt của trẻ sơ sinh sẽ dần được hoàn thiện sau khi sinh, do vậy sau khi sinh được một thời gian ngắn, thân nhiệt sẽ bị ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường rất rõ rệt và cũng có thể xuất hiện tình huống thân nhiệt của trẻ giảm xuống do nhiệt độ môi trường quá thấp và thân nhiệt của trẻ sẽ tăng cao theo khi nhiệt độ môi trường tăng lên. Đo thân nhiệt chủ yếu áp dụng cách đo nhiệt độ dưới nách và nên đo thân nhiệt cho bé khi bé đang ở trạng thái yên tĩnh; bé khóc, nhiệt độ trong phòng quá nóng, mẹ đang ôm bé hoặc bé vừa bú mẹ xong đều là những nhân tố có thể khiến thân nhiệt của bé tăng cao trong thời gian ngắn, lúc này có thể đo thân nhiệt bé sau đó 30 phút.

Thân nhiệt bình thường của trẻ sơ sinh thường là 36- 37,5 độ c, nếu dưới phạm vi này thì gọi là “thân nhiệt không tăng”, còn nếu vượt quá phạm vi này thì gọi là “sốt”. Do thân nhiệt không tăng thường xuất hiện trong giai đoạn đầu của các chứng bệnh nghiêm trọng, do đó sau khi áp dụng các biện pháp giữ thân nhiệt thì nên đo lại thân nhiệt, nếu không thấy có cải thiện thì nên nhanh chóng đến bệnh viện để được khám. Trẻ bị sốt được chia thành sốt viêm nhiễm và sốt không viêm nhiễm, sốt do ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường được gọi là sốt không viêm nhiễm; còn sốt do vi khuẩn, virus, nấm chlamydia… thì gọi là sốt viêm nhiễm.

Khi trẻ sốt nên chủ yếu dùng cách hạ sốt vật lý là chính, khi nhiệt độ quá 38 độ c thì cần hạ sốt vật lý, trước hết cần giảm nhiệt độ trong phòng, bỏ chăn quấn trên người để tản nhiệt, các biện pháp hạ sốt vật lý gồm: chườm nước mát trên trán, tắm nước ấm, lau người bằng nước ấm (nhiệt độ nước khoảng 33- 35 độ), tắm khô vùng trán, tứ chi, bụng và nách (tuyệt đối không dùng cồn). Nếu áp dụng các biện pháp này mà không thấy có hiệu quả, thì nên đi bệnh viện ngay.

Mong rằng với những chia sẻ trên, ba mẹ sẽ có thêm kiến thức chăm sóc bé cũng như biết cách quan sát trẻ sơ sinh khi có những dấu hiệu bất thường xảy ra. Thông thường, giai đoạn đầu đời thường xảy ra hiện tượng nôn trớ khá phổ biến ở trẻ, vì vậy ba mẹ có thể tìm hiểu thêm thông tin tại đây về chứng nôn trớ và cách chữa triệu chứng này ở bé.

More Articles for You