Chăm sóc trẻ sơ sinh chưa bao giờ là điều dễ dàng, đặc biệt là với những người lần đầu làm mẹ, chắc hẳn sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn, bỡ ngỡ. Bạn có thể cảm thấy choáng ngợp ngay từ đầu, bởi có quá nhiều thứ phải học hỏi.
Dưới đây là một vài cách giúp các bà mẹ bỉm sữa có thêm kinh nghiệm chăm sóc trẻ. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
1. Cách bế trẻ sơ sinh
Mẹ có thể chọn một vài cách an toàn và thoải mái để bế một em bé sơ sinh. Dù mẹ chọn cách nào để bế bé như thế nào thì mẹ phải luôn đỡ đầu bé vì cổ của bé chưa đủ cứng cáp để có thể giữ được đầu. Và dưới đây là 2 cách bế trẻ khá phổ biến của các bà mẹ:
– Bắt đầu bằng cách đặt bé nằm ngửa và dùng hai cánh tay bế bé lên, một tay đỡ phía dưới trong khi tay kia có thể để thoải mái.
– Dùng cánh tay đỡ đầu bé còn phần bàn tay đỡ phần mông. Cánh tay còn lại của mẹ bây giờ có thể hỗ trợ hoặc vuốt ve bé nhẹ nhàng.
2. Cách cho con bú
Trẻ sơ sinh thường bú cách 3 – 4 giờ một lần, thậm chí một số trẻ cứ hai tiếng lại đòi bú một lần. Khi trẻ dần lớn lên, bé sẽ bú ít hơn nhưng những cử bú của bé sẽ kéo dài hơn.
Khi trẻ no, bé sẽ có những biểu hiện cụ thể để báo cho ba mẹ biết và một trong những cách dễ nhận thấy nhất là bé từ chối ti hoặc đẩy bình sữa ra.
Những đứa trẻ sơ sinh khỏe mạnh hiếm khi bị mất nước, nên không cần thiết phải bổ sung nước lọc hay nước trái cây cho con. Trên thực tế, việc cung cấp sữa cho con cũng đáp ứng tất cả các nhu cầu nước của trẻ sơ sinh trong vòng ít nhất sáu tháng đầu đời.
Nếu ba mẹ nghĩ rằng em bé có thể bị mất nước, hãy xem những dấu hiệu như: hôn mê, đi tiểu ít hơn 8 lần một ngày, ăn kém và có biểu hiện da khô, sẫm màu… Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, một điểm mềm trũng sẽ xuất hiện trên đỉnh đầu của bé.
3. Cách giúp con tránh ọc sữa
Trẻ sơ sinh có xu hướng nuốt không khí trong khi đang bú, khiến các bé bị ợ thức ăn hoặc sữa lên, mà người lớn hay gọi là chứng ọc sữa hoặc tệ hơn là bé trở nên khó tính nếu không được ợ hơi thường xuyên vì bị đầy bụng. Hãy thử ba phương pháp giúp bé có thể ợ hơi và giảm hiện tượng ọc sữa nhé:
– Bế đứng em bé dựa vào cổ của mẹ. Vỗ nhẹ hoặc xoa vào lưng bé bằng bàn tay kia.
– Để em bé nằm sấp trên đùi của mẹ và vỗ nhẹ tay vào lưng bé.
– Cho trẻ ngồi vào trong lòng, đỡ ngực và đầu rồi vỗ vào lưng bé.
Trong trường hợp nếu trẻ bị ọc sữa, mẹ nên nhanh chóng xử lý bằng cách dùng khăn sạch làm sạch khoan miệng cho trẻ, giúp bé lấy lại vị giác, tránh bế xốc bé lên vì có thể làm dịch nôn tràn vào phổi của con. Ngoài ra, khi trẻ bị ọc sữa, mẹ nên để con nghỉ ngơi từ 30 phút đến 1 tiếng để cơ thể bé phục hồi rồi mới cho trẻ bú lại, chứ không nên cho trẻ sơ sinh bú lại ngay khi bị ọc sữa.
4. Cách cho bé ngủ
Một số trẻ sơ sinh ngủ 10 tiếng một ngày, trong khi những trẻ khác ngủ nhiều tới 21 giờ mỗi ngày. Các bé thường ngủ cả đêm và ngày trong vài tuần đầu tiên. Hơn nữa, hầu hết các bé không ngủ suốt đêm cho đến khi khoảng bốn tháng tuổi. Mẹ hãy cho trẻ sơ sinh thức vào ban ngày và ngủ vào ban đêm, để giúp con điều chỉnh thói quen sinh hoạt các mẹ hãy thử những cách dưới đây:
– Hạn chế để chỗ ngủ của con có quá nhiều ánh sáng hoặc thay tã ban đêm quá lâu. Hãy chắc chắn đưa bé nằm ngủ lại ngay sau khi cho ăn và thay tã vào ban đêm.
– Nếu trẻ ngủ lâu hơn từ ba đến bốn giờ ban ngày, hãy gọi bé tỉnh dậy và chơi với bé. Vì nếu để bé ngủ quá nhiều lúc sáng, tối đến bé sẽ khó ngủ hơn.
– Đặt bé nằm trên một tấm nệm phẳng và chắc. Tránh để các vật mềm mịn như gối, thú nhồi bông xung quanh khi bé đang ngủ. Dù có vẻ như vô hại, nhưng các sản phẩm này có thể làm tăng nguy cơ tử vong do ngạt thở.
5. Cách dỗ dành khi bé khóc
Đối với trẻ con, nguyên nhân khiến bé khóc không phải lúc nào cũng rõ ràng. Nếu mẹ đã thay đổi phương pháp mà con mẹ vẫn khóc, hãy thử các cách dưới đây:
– Cho con ợ hơi thường xuyên, ngay cả khi bé không có cảm giác khó chịu. Nếu mẹ cho con bú, hãy cho bé ợ mỗi lần chuyển bầu ngực. Nếu bé thường bú bình, cho bé ợ hơi sau khi ăn 60 hoặc 90ml sữa bột. Ngưng cho con bú nếu thấy bé khó chịu hoặc quay đầu từ chối núm vú hoặc bình sữa.
– Đu đưa bé trong vòng tay mẹ từ bên này sang bên kia. Ca hát, nói chuyện cũng có làm bé ngừng khóc.
– Thường xuyên đặt con vào xe đẩy và đi dạo. Việc chuyển động cũng có tác dụng làm dịu trẻ sơ sinh.
– Cho bé tắm nước ấm.
Mong rằng với những chia sẽ trên sẽ có thể giúp những bà mẹ bỉm sữa lần đầu làm mẹ có thêm kinh nghiệm chăm sóc con của mình. Có thể tham khảo thêm tại đây những cách giúp trẻ sơ sinh hết ọc sữa.