Những điều cần biết khi trẻ bắt đầu ăn dặm

Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ luôn thay đổi theo từng chu kỳ phát triển, lúc mới sinh ra sữa ...

Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ luôn thay đổi theo từng chu kỳ phát triển, lúc mới sinh ra sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng, nhưng chỉ đến vài tháng sau đó sữa mẹ không còn đủ thõa mãn cho trẻ.

Giai đoạn này thường đến khi trẻ khoảng từ 4- 6 tháng tuổi. Đây là thời điểm các trẻ sẵn sàng cho việc ăn dặm. Mặc dù cơ quan Y tế khuyến khích nên cho trẻ ăn dặm từ khi được 6 tháng tuổi, nhưng mỗi trẻ có đặc điểm và phát triển với tốc độ khác nhau, nhu cầu dinh dưỡng cũng khác nhau.  Do vậy, chỉ cần để ý các dấu hiệu của trẻ, mẹ sẽ biết khi nào trẻ bắt đầu ăn dặm.

Những dấu hiệu cho biết trẻ muốn ăn dặm

  • Sau khi bú cạn “hai bình sữa” trẻ vẫn còn khóc và đòi bú thêm
  • Trẻ có vẻ không  muốn đợi đến lần bú kế tiếp và trở nên cáu kỉnh hoặc mút tay
  • Trước đây trẻ ngủ suốt đêm, bây giờ thì lại thức dậy và đòi bú
  • Những giấc ngủ ban ngày cũng trở nên thất thường, ngủ không yên hoặc thức dậy ngày sau khi vừa chợp mắt
  • Trẻ có vẻ như rất phấn khích khi thấy bạn và đưa tay như muốn với lấy thức ăn mà bạn đang cầm.

Vì sao phải cho trẻ ăn dặm (ăn bổ sung)?

Sau giai đoạn bú sữa mẹ hoàn toàn, trẻ cần được bổ sung các món bột ăn dặm để cung cấp đủ nhu cầu về năng lượng và dinh dưỡng. Nhưng ăn thế nào cho cân đối, hợp lý để trẻ được phát triển tốt cũng là vấn đề các bậc cha mẹ cần hết sức lưu tâm.

Theo y học hiện đại thì khi tròn 6 tháng tuổi trẻ mới có đủ kỹ năng về vận động miệng lưỡi để có thể nuốt được thức ăn đặc, khác với chất lỏng là sữa như trước đây trẻ cần phản xạ mút. Từ 6 tháng tuổi năng lượng từ sữa mẹ chỉ đủ cung cấp khoảng 450kcal/ngày, trong khi giai đoạn này trẻ cần khoảng gần 700kcal/ngày, do vậy cho trẻ ăn dặm là chất cần thiết để bổ sung mức năng lượng thiếu hụt này, và lượng thức ăn trong các bữa ăn dặm cũng cần tăng lên khi trẻ lớn lên. Nếu không đảm bảo đủ bữa ăn dặm trẻ sẽ còi cọc, phát triển chậm. Một lý do nữa cần cho trẻ ăn dặm là do từ 6 tháng tuổi lượng sắt dự trữ không còn, trẻ sẽ thiếu sắt nếu chỉ lấy từ nguồn sữa mẹ, vì vậy cần cung cấp đủ lượng sắt cần thiết để bù đắp lượng thiếu hụt đó. Nếu cơ thể không đủ lượng sắt trẻ sẽ bị thiếu máu. Khoảng thiếu hụt sắt lớn nhất vào lúc trẻ từ 6 –  12 tháng và nguy cơ thiếu máu lớn nhất cũng ở nhóm tuổi này.

Ngoài ra lúc này trẻ cũng đã có đủ men amylase trong đường ruột để tiêu hóa tinh bột. Nếu cho trẻ ăn sớm quá sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ như: trẻ dễ bị đầy bụng, khó tiêu, biếng ăn, biếng bú và lâu dài sẽ có nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng, dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm lớn…Tuy nhiên nếu thấy trẻ có những dấu hiệu muốn ăn dặm từ khi trẻ ở tuần thứ 17 trở đi thì các mẹ cũng có thể tiến hành cho trẻ làm quen dần với việc ăn dặm.

More Articles for You

Trường Thpt quốc tế: Nền tảng giáo dục xuất sắc cho tương lai

Trong bối cảnh thế giới ngày càng phát triển toàn cầu hóa, việc đào tạo học sinh không chỉ về …