Mang thai là quá trình vô cùng hạnh phúc và ngọt ngào của các mẹ bầu. Tuy nhiên quá trình này cũng không hề dễ dàng vì sẽ có rất nhiều thay đổi đến với cơ thể của các mẹ, cụ thể là những cơn gò cứng bụng khiến mẹ cảm thấy khó chịu và lo lắng. Vậy khi thai 16 gò cứng bụng có gì nguy hiểm hay không và những điều mẹ cần tránh là gì? Hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!
Thai nhi 16 tuần gò bụng mẹ có gì nguy hiểm?
Cơn gò sinh lý “Braxton – Hicks” hay còn được gọi là cơn gò chuyển dạ giả, thường xuất hiện vào khoảng tháng thứ 4 của thai kỳ một cách ngẫu nhiên và không có tính chu kỳ. Bên cạnh đó cơn gò sinh lý cũng không tăng dần theo thời gian và không thay đổi tử cung của mẹ bầu. Đây là hiện tượng bình thường sẽ xuất hiện trong suốt thai kỳ, báo hiệu cơ thể đang luyện tập cho việc sinh nở và không gây nguy hiểm cho mẹ và bé.
[[alt=Cơn gò bụng sinh lý có thể gây khó chịu cho mẹ bầu nhưng lại không gây nguy hiểm]]
Cơn gò bụng sinh lý có thể gây khó chịu cho mẹ bầu nhưng lại không gây nguy hiểm
Nếu cơn gò bụng gây khó chịu, mẹ bầu có thể áp dụng các biện pháp sau đây để giảm gò bụng:
- Uống nhiều nước kết hợp với chế độ ăn uống khoa học hợp lý
- Thư giãn nghỉ ngơi
- Thay đổi sang tư thế khác
- Nằm nghiêng sang bên trái
- Chườm ấm bụng
- Tập yoga
Tình trạng xuất hiện các cơn gò bụng sinh lý là điều không thể tránh khỏi tuy nhiên nó không nguy hiểm gây hại cho mẹ bầu. Vì vậy các mẹ đừng quá lo lắng và hãy yên tâm dưỡng thai nhé!
Mẹ bầu cần tránh làm gì khi thai 16 tuần gò cứng bụng?
Hiện tượng gò cứng bụng khi mang thai tuy là hiện tượng bình thường nhưng có một vài điều mẹ bầu nên tránh làm khi cơn gò cứng bụng xuất hiện. Để bảo vệ sức khỏe của mẹ và sự phát triển toàn diện của bé, các mẹ bầu nên tham khảo những điều sau đây.
>>> Xem thêm: Những biện pháp giảm gò cho mẹ bầu
1. Không được xoa bụng thường xuyên
Lý do mẹ bầu nên tránh xoa bụng thường xuyên là vì tử cung được cấu tạo từ rất nhiều sợi cơ và nhạy cảm với các kích thích, càng xoa bụng sẽ khiến tử cung dễ bị cứng.
Khi các cơn gò cứng bụng xuất hiện, xoa vuốt bụng thường xuyên sẽ khiến tử cung bị ảnh hưởng và có thể dẫn đến sinh non gây nguy hiểm cho mẹ và bé. Hành động này gây nhiều nguy cơ tiềm ẩn cho thai nhi. Do đó, các mẹ bầu nên cẩn thận và hạn chế thói quen này.
[[alt=Mẹ bầu nên tìm hiểu kỹ xoa bụng đúng cách như thế nào để không gây ảnh hưởng đến thai nhi]]
Mẹ bầu nên tìm hiểu kỹ xoa bụng đúng cách như thế nào để không gây ảnh hưởng đến thai nhi
2. Không được vặn mình
Trong thời gian thai kỳ, mẹ bầu cần chú ý không được vặn mình quá mạnh hoặc thay đổi tư thế đột ngột. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến tử cung và các cơn gò bụng có thể sẽ diễn ra lâu hơn. Do vậy, khi cảm giác thai nhi gò cứng bụng, mẹ cần nằm xuống một cách từ từ để nghỉ ngơi. Khi ngồi dậy hoặc thay đổi tư thế mẹ cũng chú ý không được làm quá nhanh mà hãy chậm rãi thôi nhé!
Buổi sáng thức dậy, mẹ bầu nên nằm nghiêng sang một bên rồi hãy đứng dậy, không nên đứng dậy một cách đột ngột. Đây là một trong những cách có thể giúp mẹ tránh bị gò cứng bụng một cách hiệu quả.
3. Không được quan hệ vợ chồng khi thấy cứng bụng
Khi mẹ bầu cảm giác bụng căng cứng khi thai vào khoảng tuần 16 trở đi, mẹ bầu nên tránh chuyện chăn gối với bạn đời. Quan hệ tình dục có thể gây ra co thắt tử cung. Nếu trong quá trình mang thai có quan hệ vợ chồng thì mẹ bầu nên sử dụng bao cao su nhé. Bởi vì khi tinh dịch đi vào trong âm đạo sẽ kích thích tử cung mở gây nguy hiểm cho thai nhi cũng như các căn bệnh truyền nhiễm.
Nên tránh chuyện chăn gối khi cảm thấy bụng bị gò căng cứng
Gò cứng bụng là dấu hiệu bình thường khi mang thai nên mẹ bầu không nên quá lo lắng, hãy chú ý dưỡng thai và giữ tâm trạng lạc quan để chào đón một thành viên mới trong gia đình nhé!
Tuy nhiên, nếu mẹ cảm thấy cơn gò cứng bụng xuất hiện thường xuyên với cường độ tăng lên liên tục trong 2-3 tiếng đồng hồ thì hãy đến cơ sở sản phụ khoa gần nhất để kiểm tra ngay lập tức nhé vì đây có thể là dấu hiệu sinh non gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.