Mỗi đứa trẻ sẽ có một tính cách, sự hiểu biết và cách suy nghĩ giải quyết vấn đề khác nhau. Tuy nhiên các em đều phải có những kỹ năng cơ bản để hòa nhập với môi trường khác nhau sau này. Để trẻ có quãng thời gian tiếp nhận thế giới mới và tiếp thu kiến thức thì các em sẽ có những điều cần nắm vững từ lớp học kỹ năng sống cho trẻ.
Kỹ năng sống là việc mà cha mẹ cần trang bị cho cho trước khi vào lớp 1. Thông thường các em sẽ được hướng dẫn một vài kỹ năng cơ bản trong sinh hoạt hằng ngày tại nhà trước và sẽ tiếp thu thêm nhiều kỹ năng khác khi bắt đầu đi học. Có nhiều chuyên gia đã khẳng định nếu trẻ được học kỹ năng sống trước khi vào lớp 1 thì sẽ biết cư xử đúng đắn và học bài mới cũng nhanh chóng hơn.
Nhiều trẻ có thói quen nhanh chán, khi muốn làm điều gì thì phải đòi cho bằng được nhưng chỉ sau vài phút là chán nản và không làm nữa. Nguyên nhân do trẻ không có khả năng tập trung cao độ.
Vì thế, ba mẹ cần rèn luyện cho trẻ tính kiên nhẫn, tập trung vào một vấn đề. Phương pháp đơn giản nhất là kết hợp hoạt động của bé hứng thú với hoạt động ít hứng thú hươn để cùng hoàn thành cùng một lúc. Ba mẹ nên có những lời động viên đúng lúc cùng những phần quà nhỏ để con nhận thấy giá trị tập trung khi làm việc.
Khi bắt đầu đi học, lịch trình, thời gian sẽ khác hoàn toàn so với ở nhà. Vì thế, bé sẽ bị bỡ ngỡ với một thời khóa biểu chính xác. Ba mẹ nên tập cho trẻ thói quen sinh hoạt theo lịch cụ thể ở nhà để hình thành thói quen. Ví dụ ba mẹ nên cho trẻ thực hiện thời gian ăn, ngủ, chơi,… đúng giờ. Đồng thời, dạy trẻ nhận biết công việc nào nên làm ở đâu và vào lúc nào. Bên cạnh đó, trước ngày đầu tiên đến trường cần thông báo cho con biết và thời gian ba mẹ sẽ đón để trẻ cảm thấy yên tâm và không thấy bị bỏ rơi.
Với những trẻ lần đầu tiên đến trường, con sẽ cảm thấy lạ lẫm và sợ hãi. Vì trẻ sợ tạm biệt cha mẹ, nên hầu hết trẻ đều òa khóc, níu kéo ba mẹ khi được đưa đến trường. Lời khuyên lúc này cho các bậc phụ huynh là hãy tập dợt trước cho con ở nhà và giải thích về cảm giác chia xa trong khoảng thời gian. Quá trình này chắc chắn sẽ vất vả nhưng sẽ giúp trẻ tự tin và độc lập hơn.
Trẻ nhỏ còn rất hiếu động, thích tranh giành với bạn bè do đó cha mẹ nên tập cho con thói quen nhường nhịn, cùng chia sẻ đồ chơi với bạn bè, hòa nhập vào lớp học, nâng cao tinh thần đồng đội trong mọi việc. Phương pháp này giúp trẻ hiểu được cảm xúc của người khác hơn, biết lắng nghe và đồng cảm từ đó có cách cư xử phù hợp với bạn bè.
>>> Xem thêm: Dạy kỹ năng ứng phó với bạn xấu cho trẻ mầm non
Trẻ nên được nghe ba mẹ kể chuyện mỗi tối trước khi đi ngủ để bé hiểu thêm về kiến thức trong cuộc sống hay dạy trẻ đọc sách từ nhỏ tạo nên thói quen cho sau này. Khi trẻ chưa biết đọc có thể dạy con gọi tên thông qua hình ảnh sách vở, báo chí hay các đồ vật trong nhà. Rèn luyện kỹ năng đọc hằng ngày giúp não bộ phát triển và bổ sung thêm kiến thức về thế giới xung quanh.
Trong cuộc sống hằng ngày người lớn hay trẻ nhỏ đều khó tránh khỏi mâu thuẫn, tranh chấp,… Ở trẻ mâu thuẫn có thể dẫn đến hành vi không đúng như đánh bạn. Dạy cho trẻ cách kiềm soát cảm xúc của mình và giải quyết xung đột một cách nhẹ nhàng là điều ba mẹ cần giáo dục cho trẻ.
Hy vọng với những thông tin chia sẻ ở trên về những điều các em cần nắm vững từ lớp học kỹ năng sống cho trẻ giúp phụ huynh có những định hướng và hướng dẫn phù hợp nhất cho con.
Khi xu hướng du học ngày càng trở nên phổ biến, việc chuẩn bị một…
Giáo dục giới tính không chỉ là một chủ đề quan trọng dành cho người…
Chính sách "không email ngoài giờ làm việc" là một trong những cách vượt qua…
Thay đổi văn hóa doanh nghiệp là yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo…
Việc chọn trường mầm non song ngữ tại quận 7 uy tín, chất lượng luôn…
Trường mầm non là nơi trẻ nhỏ lần đầu tiên tiếp xúc với môi trường…