Các chủ đề học STEM đều có sự liên kết giữa lý thuyết và thực hành nhằm giúp học sinh rèn luyện tư duy, sáng tạo cũng như bổ sung thêm nhiều kỹ năng khác. Tuy nhiên, để đảm bảo được chương trình học STEM đạt chuẩn thì phải đáp ứng những tiêu chí dưới đây.
Chương trình học STEM phải gắn liền với những vấn đề thực tiễn trong cuộc sống, xã hội. Vì thế, học sinh cần áp dụng áp dụng những kiến thức đã học để đưa ra những phương án xử lý và giải quyết sao cho hiệu quả.
>>> Xem thêm: Tích hợp học STEM ở các trường quốc tế tại TPHCM
Chương trình học STEM giúp cho học sinh rèn luyện tư duy, khả năng sáng tạo, tìm tòi và khám phá của trẻ. Trong quy trình này học sinh sẽ là người tiếp cận, tìm hiểu vấn đề và tiến hành thử nghiệm những ý tưởng dựa trên kiến thức, nghiên cứu của bản thân. Từ đó, đưa ra những cách tiếp cận khác nhau để chế tạo mô hình nguyên mẫu và hoàn thiện sản phẩm.
Những bài và chủ đề STEM sẽ lấy học sinh làm trung tâm và học sinh sẽ thoải mái trao đổi thông tin với nhau để lên ý tưởng, tái thiết kế mô hình mà mình cần theo dạng nguyên mẫu. Trải qua các quá trình thảo luận, làm việc nhóm và trao đổi ý tưởng sẽ giúp cho các bé tự biết điều chỉnh tư duy, sắp xếp ý tưởng của bản thân mình. Từ đó, trẻ sẽ biết thiết kế và sắp xếp mô hình theo những gì mà bản thân đã khám phá và tìm tòi được.
Đội ngũ giáo viên dạy STEM tại các trường học như VAS sẽ họp và bàn bạc để đưa ra sự thống nhất chung về việc sử dụng cùng ngôn ngữ và tiến trình giảng dạy. Tạo nên sự đồng nhất trong quá trình lên chủ đề dạy học STEM cũng như những mục tiêu và kết quả học sinh đạt được.
Những hoạt STEM không chỉ giới hạn trong phạm vi lớp học mà còn có thể là sự giao tiếp, trao đổi, thi đua giữa các lớp, các khối và toàn trường. Điều này, sẽ giúp cho các hoạt động của bài học STEM trở nên ý nghĩa và phát triển tốt khả năng hợp tác cũng như năng lực giao tiếp của học sinh.
Chủ đề dạy học STEM sự gắn kết các nội dung chương trình của toán, khoa học, công nghệ một cách linh hoạt, khéo léo. Để làm được điều này, đòi hỏi các giáo viên của bộ môn này phải họp bàn cùng với những giáo viên dạy STEM. Từ đó, thống nhất để đưa ra những mục tiêu khoa học vào trong những bài học một cách tinh tế, khéo léo mà không quá khô khan, nhàm chán.
Hiện nay, học sinh sẽ nhận thấy rằng giữa các bộ môn toán học, khoa học, công nghệ không hề tách rời. Thay vào đó, chúng luôn có sự liên kết và hỗ trợ cho nhau để đưa ra được hướng giải quyết vấn đề đúng đắn, hiệu quả.
Với chương trình học STEM thì trong mỗi bài học có thể đưa ra nhiều phương án khác nhau. Tuy nhiên, kết quả được đo hiệu quả dựa trên mức độ khả thi của mỗi phương án khi giải quyết vấn đề khác nhau và phương án tối ưu nhất sẽ được lựa chọn để thực hiện. Đây là một trong những tiêu chí quan trọng giúp cho học sinh có thể rèn luyện tốt khả năng tư duy, sáng tạo của mình. Từ đó, trẻ sẽ phát huy tốt năng lực giải quyết vấn đề và xử lý tình huống không chỉ trong bài học mà ngay cả ở thực tế.
Trên đây là một số tiêu chí cơ bản về chương trình học STEM để các bậc phụ huynh có thể đánh giá được có đạt chuẩn hay không trước khi quyết định cho con mình theo học. Hy vọng với những thông tin trên sẽ hữu ích với bất cứ ai vẫn đang còn thắc mắc về chương trình giáo dục STEM.
Khi xu hướng du học ngày càng trở nên phổ biến, việc chuẩn bị một…
Giáo dục giới tính không chỉ là một chủ đề quan trọng dành cho người…
Chính sách "không email ngoài giờ làm việc" là một trong những cách vượt qua…
Thay đổi văn hóa doanh nghiệp là yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo…
Việc chọn trường mầm non song ngữ tại quận 7 uy tín, chất lượng luôn…
Trường mầm non là nơi trẻ nhỏ lần đầu tiên tiếp xúc với môi trường…