Phương pháp bồi dưỡng trí năng tổng hợp JARM (phần 2)

Ở phần 1, các bạn đã tìm hiểu một số cách giúp bồi dưỡng trí tuệ bé thông qua phương ...

Ở phần 1, các bạn đã tìm hiểu một số cách giúp bồi dưỡng trí tuệ bé thông qua phương pháp Jarm. Ở phần này chúng ta sẽ cùng tiếp tục thêm phương pháp Jarm còn có những đặc điểm gì nhé.

4. Nguyên tắc nắm những quan niệm then chốt

Quan niệm then chốt là cơ sở để trẻ xử lý mọi việc. Quan niệm then chốt có thể giúp trẻ hiểu và giải thích được những quan hệ phát sinh của sự vật, lý giải và vận dụng những kiến thức đã học được vào cuộc sống.

Vậy quan niệm then chốt bao gồm những gì? Thông thường nó gồm công lý tự nhiên, hiện tượng tự nhiên có tính thực dụng, nhận thức tự nhiên, nhận thức xã hội và tự thân phát triển. Ví dụ như ý nghĩa của chủng loại, sinh tồn, chuyển hoá của vật chất, nhu cầu của con người, tác dụng của nhận thức, quan niệm về sinh vật, lịch sử, địa lý, thiên văn…

Đối với trẻ nhỏ, nhũng quan niệm then chốt quan trọng nhất và cần phải nắm trước tiên là những quan niệm có liên quan đến sự hình thành thói quen học tập, xã giao và hành vi và những quan niệm ảnh hưởng đến sự phát triển tâm sinh lý của trẻ. Ví dụ, trong học tập nếu gặp vấn đề khó, sau khi suy nghĩ một hồi mà vẫn không giải quyết được, ở trẻ thường xuất hiện 3 quan niệm sau:

1. Vấn đề này khó quá, làm mãi không được, thôi không làm nữa.

2. Vấn đề này khó quá, làm mãi không được, phải hỏi ý kiến thầy cô xem thế nào đã.

3. Vấn đề này rất khó, khó thì phải cần thời gian suy nghĩ, nhất định sẽ làm được, hôm nay làm không xong thì ngày mai làm tiếp.

Chúng ta có thể nhận ra rằng, trong ba quan niệm trên thì chỉ có quan niệm thứ 3 là đúng đắn nhất. Cho nên, trẻ cần sớm nắm bắt quan niệm then chốt giải quyết vấn đề khó trong quá trình học tập. Khi đã nắm được quan niệm then chốt này, tâm lý học tập của trẻ sẽ có sự phát triển tích cực, có tác dụng rất tốt đối với sự phát triển trí lực và sự thành tài của trẻ sau này.

trí tuệ cho bé

5. Nguyên tắc bồi dưỡng năng lực phân tích lý giải vấn đề

Các nghiên cứu của khoa học tư duy hiện đại chỉ ra rằng, tư duy của con người có ba hình thức là tư duy hình tượng, tư duy trừu tượng và tư duy linh cảm. Tư duy linh cảm chính là trực giác, chợt tỉnh ngộ hay năng lực phân tích lý giải vấn đề mà mọi người thường nói. Tư duy linh cảm là hình thức cao nhất của tư duy và trí tuệ nhân loại. Tiêu chuẩn tuyển chọn người tài trong giới quản lý là: Tri thức không bằng trí lực, trí lực không bằng tố chất, tố chất không bằng năng lực phân tích lý giải vấn đề. Tri thức là chỉ những kinh nghiệm mà người đó tích luỹ được trong thực tiễn hoạt động xã hội, trí lực là chỉ khả năng giải quyết vấn đề, tố chất là chỉ thiên tư và rèn luyện chuyên môn, năng lực phân tích lý giải vấn đề là chỉ khả năng phát hiện ra mối tương quan giữa những sự vật hiện tượng không có liên quan gì với nhau hoặc dùng phương thức trực giác để chỉ ra bản chất của sự vật.

Năng lực phân tích lý giải vấn đề của con người được cho là tầng cao nhất trong các loại năng lực và là năng lực khó nắm bắt nhất. Nó còn là tài năng đặc biệt ở những người có trí lực cao siêu.

Năng lực phân tích lý giải vấn đề của con người có hàm ý hai mặt: Một mặt nó có thể khiến người ta phát hiện ra mối tương quan giữa những sự vật hiện tượng tưởng chừng như không có liên quan gì với nhau, tìm ra sự giống và khác nhau giữa các sự vật, hiện tượng, từ đó đi sâu nhận thức sự vật, thậm chí phát sinh nhận thức mới chưa từng có trước đó; Mặt khác, dùng trực quan, tư duy nhanh nhạy để nhận biết bản chẩt của sự vật. Người ta có hai con đường để nhận biết bản chất của sự vật. Một là qua quan sát và thử nghiệm nhiều lần, tiến hành tổng kết và quy nạp vấn đề trong thời gian dài, thông qua tư duy lôgic trừu tượng nghiêm mật, cuối cùng nhận thức bản chất của sự vật, làm cho nhận thức của con người đi từ nhận thức cảm tính lên nhận thức lý tính; Hai là, không cần phải quan sát và thử nghiệm nhiều lần, mà nhận thức bản chất của sự vật bằng trực giác. Ví dụ, nhà bác học Newton từ việc nhìn thấy quả táo rụng từ trên cây xuống đất đã cho ra đời định luật vạn vật hấp dẫn.

Đã có nhiều quốc gia trên thế giới tiến hành nghiên cứu về năng lực phân tích lý giải vấn đề, nhưng tiến hành giáo dục và rèn luyện năng lực phân tích lý giải vấn đề một cách thực sự thì có rất ít. Mới chỉ có Mỹ, Nhật Bản và một số quốc gia phát triển khác đã triển khai giáo dục bồi dưỡng năng lực phân tích lý giải vấn đề cho nhóm đối tượng có trình độ đại học trở lên. Ở cấp trung tiểu học và mẫu giáo hầu như chưa có quốc gia nào tiến hành bồi dưỡng năng lực phân tích lý giải vấn đề cho học sinh.

 

More Articles for You