Vậy là còn 3 tháng nữa thôi là sinh linh bé nhỏ của chúng ta sẽ đón chào thế giới mới. Sự hình thành và phát triển của thai nhi ở giai đoạn cuối thai kỳ đang có sự chuyển biến lớn. Bé đang ngày càng lớn hơn và có những bước phát triển mới.
Sự hình thành và phát triển của thai nhi ở những giai đoạn cuối kỳ
Sự phát triển của thai nhi ngày thứ 230-231
☺Dây rốn quấn cổ là hiện tượng như thế nào?
Dây rốn quấn cổ là hiện tượng rốn bất thường khá phổ biến, tỉ lệ xuất hiện trường hợp này rơi vào khoảng 20% đến 25%. Dây rốn quấn một vòng, hai vòng là trường hợp thường gặp, ba vòng trở lên thường rất hiếm. Cũng có trường hợp quấn quanh người và tứ chi, nhưng đều được gọi chung là hiện tượng dây rốn quấn cổ.
☺ Dây rốn quấn cổ không làm tổn hại đến bé yêu của bạn
Khi dây rốn quấn chặt vào cổ, em bé sẽ thấy khó chịu và bắt đâu hoạt động mạnh để tìm vị trí thoải mái hơn, bé chủ động tìm nơi giải thoát, cứ động bên trái bên phải là có thể tự giải thoát được.
Chỉ trong trường hợp bị quấn nhiều vòng hoặc quá chặt bé mới không thể tự mình tháo gỡ, và khi đó mới có hiện tượng co bóp tử cung. Ngoài ra, dây rốn còn có tình đàn hổi, chỉ cẩn không lôi quá mức, sẽ không ảnh hưởng đến lưu thông máu, như vậy cũng không gầy nguy hiểm.
☺ Kiến thức bổ sung: Dây rốn
Một đầu dây rốn nối với phần bụng của em bé, đầu còn lại nối với nhau thai của mẹ trong tử cung, đảm nhiệm vai trò quan trọng trong vận chuyển chất dinh dưỡng, trao đổi chất từ mẹ sang cho bé.
Nhờ sự tuấn hoàn máu của dây rốn mà bé nhận được ô-xi, chất dinh dưỡng truyền từ cơ thể người mẹ, đông thời dây rốn cũng là con đường vận chuyển, đào thải các chất thải trong cơ thể bé.
Dây rốn quấn cổ có thể sinh thường được không?
Bạn không nên chỉ dựa vào chữ “dây rốn quấn cổ” mà lựa chọn sinh mổ, nếu dây rốn quấn không quá chặt thì nó vẫn còn đủ độ dài, tim thai cũng vẫn bình thường, vẫn có thể sinh thường.
Trong trường hợp rốn quấn quá chặt, dầy rốn quá ngắn, đầu thai không lộn xuống dưới hoặc tim thai có biểu hiện bất thường rõ ràng mới nghĩ đến trường hợp phải phẫu thuật.
Hơn nữa, khi sinh ra nếu phát hiện dấy rốn quấn cổ, bác sĩ sẽ ngay lập tức cho vòng qua đầu hoặc vai hoặc cắt đi, vì thế bạn không nên quá lo lắng.
Xem ngay: Tìm hiểu sự phát triển của thai nhi theo tuần tại link https://goo.gl/twKP1r
Sự phát triển của thai nhi ngày thứ 232
☺Những biến đổi ở bé
Chúng ta tiếp tục dõi theo tình hình phát triển của bé, bây giờ bé đã được 45cm, nặng khoảng 2.300 gam, thực sự đã trở thành em bé đáng yêu rồi.
Lớp mỡ dưới da đang bổ sung nốt phần da vẫn còn nhăn nheo, lớp mỡ này sẽ giúp bé giữ ấm khi ra đời.
Từ bây giờ, bạn phải đặc biệt chú ý đến vị trí của bé, xem bé đã thay đổi vị trí quay ngược đầu xuống dưới chưa, vì chỉ có tư thế như thế này bé mới chui được ra ngoài một cách thuận lợi.
Trong trường hợp bình thường, ở giai đoạn này, bé đã chuyển hướng quay đấu xuống dưới, hoàn toàn đảo ngược vị trí so với trước kia, phần đầu đi vào vùng xương chậu, đồng thời ép chặt cổ tử cung của bạn.
Nếu phần mông của bé lộn xuống dưới hoặc vị trí các tư thế khác không đúng, bạn phải tìm cách để đưa bé chuyển theo đúng vị trí.
Đến giai đoạn này, bé yêu đã có đủ sức mạnh, kể cả trong trường hợp mẹ quá mệt, muốn cho bé ra đời sớm thì bé vẫn có đủ khả năng sinh tổn, thậm chí gần như không xuất hiện các vấn đề nghiêm trọng dài kì như trường hợp sinh non. Vì thế, bạn cũng không cần quá lo lắng về vấn để sinh non như trước nữa.
Nhắc nhở tuần này
– Bắt đầu từ bây giờ, rất có khả năng xuất hiện cơn co thắt tử cung nếu âm đạo đột nhiên xuất hiện nhiều dịch đây là cảnh báo khả năng vỡ ối nhau, phải nhanh chóng gọi xe cấp cứu
– Sự phát triển của thai nhi gần như đã hoàn thiện, nhưng vẫn cần các hoàn chỉnh một bước nữa, cần khống chế sự hấp thu của mỡ, tinh bột để đề phòng bé phát triển quá to, gây khó khăn cho quá trinh sinh nở.
Sự phát triển của thai nhi ngày thứ 239
Những biến đổi ở bé
Bé yêu có thể kiên trì đi cùng bạn đến hôm nay quả là một điều không dễ dàng, hãy cổ vũ bé hơn nữa. Bây giờ, bé đã dài 45-50cm, nặng khoảng 2.300-2.500 gam, bé không còn thoải mái vùng vẫy chân tay trong tử cung nữa.
Ở thời điểm này, bé yêu đã rất mũm mĩm, chân tay cũng mập mạp hơn. Các mạch máu tiếp gần hơn với lớp da ngoài khiến da bé biến thành màu hồng mỡ màng, đáng yêu.
Móng tay cũng dài hơn, có những ngón móng tay đã dài quá đầu ngón tay rổi. Đôi tai nhỏ xinh của bé cũng nhạy cảm hơn, bạn nên tiếp tục nói chuyện với bé hàng ngày và nhớ đừng có lười biếng đấy nhé!
Thận đã phát triển hoàn thiện, tiếp tục làm công việc bài tiết lượng nước ổi bé uống vào cơ thể, dường như thận rất nhiệt tình và hứng thú làm công việc luyện tập này. “Công cụ” giải độc gan cũng bắt đầu có thể bài tiết một số độc tố rồi.
Bây giờ, các cơ quan nội tạng của bé gần như đã hoàn thành các chức năng, cùng với sự đến gần của ngày sinh, cuộc tranh đua phát triển kịch liệt này cũng sắp đến kì kết thúc. Có điều bé yêu vẫn chưa ngừng phát triển đâu nhé, trong vài tuần tiếp theo trọng lượng cơ thể vẫn tiếp tục tăng lên.
Nhắc nhở tuần này
– Lúc này, bạn vẫn nên kiên trì tiếp, cố lấn át động của bé, nếu trong 12 tiếng đồng hồ cử động khoảng 30 lần là bình thường nhiều cử động của bé tuy ít (dưới 20 lần, thì, rất cỏ khả năng là bé bị thíếu khí dưới 10 lần thì đó là biểu hiện bé gặp nguy hiểm, nên kịp thời đến bệnh viện kiểm tra.
– Gần tới ngày sinh nên phân công công việc trước cho người cùng đi và người chăm, sóc. Nếu muốn tìm người giúp việc khi sinh cũng nên liên hệ trước.
Xem ngay: Nhu cầu dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu như thế nào? tại link https://goo.gl/x6dTZZ
Sự phát triển của thai nhi ngày thứ 246
Những biến đổi của thai nhi
Trong tuần này, thai nhi không có biến đổi gì nhiều, vẫn dài khoảng 45-50cm, cho đến lúc sinh ra cũng không thể dài hơn nhiều nữa. Cân nặng tăng lên khoảng 2.700gam, hơn nữa mỗi ngày sẽ tăng thêm khoảng 28gam, hấp thụ dinh dưỡng cũng nhiều lên.
Móng tay không ngừng phát triển, sắp vượt quá đầu ngón tay rồi. Lớp lông bào vệ toàn cơ thể và lớp mỡ dưới da bảo vệ cũng đã hoàn thành sứ mệnh của mình, bắt đầu phát triển chậm lại.
Tất cả những vật chất này mất đi sẽ được thai nhi nuốt vào cùng những chất đào thải khác, chúng sẽ tập trung tại đường ruột, biến thành hợp chất màu đen, nó chính là phần su của bé sau này.
Lúc này, bụng mẹ ngày càng to ra, cảm giác như da bụng ngày càng mỏng, khi thai nhi hoạt động, bạn có thể thấy ngón tay, ngón chân hoặc đầu sẽ hiện rõ ràng trên bụng của bạn, bất cứ lúc nào cũng nổi lên một chút, như nhắc nhở bạn không được bỏ quên sự tồn tại của bé, thật thú vị phải không?
Đến cuối tuẩn này, thai nhi đã đủ tháng (sinh từ tuần thứ 37 đến 42 đều là đủ tháng, sinh trước tuần thứ 37 là sinh non, sinh sau tuần thứ 42 là sinh muộn). Hãy tặng bé một nụ hôn để cổ vũ sự kiên cường của bé nhé!
Nhắc nhở tuần này
– Bắt đầu từ tuần này, mấy tuần bạn phải khám thật mệt tan,
– Tất cả mọi hoạt động trony cuộc sống ngày nay phải thật cần thận, phòng tránh vỡ ối sớm
– Khi bước vào thời khắc quan trọng truớc khi sinh vẫn không được xem nhẹ việc theo dõi tình hình thai nhi tiếp tục duy trì việc đếm thai đạp mỗi npày, nên ghi chép cụ thể vào sổ để theo dõi khi sinh thì đưa cho bác sĩ xem để tham khảo.
Sự phát triển của thai nhi ngày thứ 253
Những biến đổi của thai nhi
Chỉ còn một tháng nữa là đến ngày sinh. Thai nhi vẫn tiếp tục phát triển, dài khoảng 51cm, nặng khoảng 3.000gam, thai nhi đã đủ tháng rồi, chúng ta hãy chúc mừng nào!
Làn da màu hồng nhạt của thai nhi vẫn còn rất mỏng, lớp mỡ dưới da đã hoàn thành hết chức năng và nhiệm vụ của mình, khiến làn da mỡ màng và làm tan biến dần những vết nhăn, thai nhi vừa tròn vừa mập, rất đáng yêu.
Tóc càng ngày càng dày và dài khoảng 3-4cm, cơ chân, cơ tay phát triển, xương cứng cáp hơn, có thể nắm tay và đạp chân. Hãy duỗi chân tay nhè nhẹ thôi nhé, đừng làm đau mẹ vì mẹ cũng sợ đau lắm đó!
Trong ruột chứa đẩy những chất cặn bã, những tế bào chết, và những chất thải do gan, mật tiết ra, tất cả những chất này sẽ được đào thải khi bé được sinh ra.
Đầu đã di chuyển hoàn toàn vào vùng xương chậu, nếu lúc này thai nhi không chịu quay đầu xuống thì rất khó có cơ hội điều chỉnh vị trí sau này. Nếu xảy ra trường hợp như vậy, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên sinh mổ.
Giai đoạn này, ngoài sự gia tăng của lớp mỡ dưới da, những bộ phận cơ thể khác gần như đã bước vào giai đoạn phát triển ổn định, bé cũng đang nóng lòng mong được gặp mẹ.
Nhắc nhở tuần này
– Khi khám thai cần làm xét nghiệm viêm gan B lấy cuống kiểm tra tình hình phát triển của, thai nhi, nhau thai.
– Làm công việc chăm sóc ngực để làm mềm ngực, giúp làn da có bầu, đảm bảo tự lưu tháng của chuẩn bị thi cho bé, bú sau khi sinh.
Vậy là đến giai đoạn này đã kết thúc hành trình sự hình thành và phát triển của thai nhi. Các bà bầu hãy chuẩn bị thật đầy đủ tâm lý và sức khỏe trước khi bé chào đời nhé. Đừng quên bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho thai nhi để đón bé thật khỏe mạnh và kháu khỉnh.
Sữa bột Optimum Mama Gold của Vinamilk được biết đến như một thần dược với các bà bầu trong giai đoạn 9 tháng 10 ngày với thành phần các chất dinh dưỡng được bổ sung đầy đủ trong sữa. Chúc các mẹ luôn khỏe mạnh để nuôi bé mau lớn.