“Sữa nào tốt cho trẻ sơ sinh: Chuyên mục giải đáp thắc mắc dinh dưỡng cho trẻ” trong bài viết này chúng tôi sẽ giải đáp tất cả các thắc mắc mà các mẹ thường gặp khi chăm sóc và nuôi dưỡng con nhỏ. Hãy bắt đầu tìm hiểu nhé!
HỎI: Có một lần tôi cho con uống sữa đặc có đường, sữa này rất ngọt, nên cháu rất thích. Xin hỏi, vậy pha như vậy có tốt cho con tôi không?
ĐÁP: Có thể dùng sữa đặc có đường nuôi trẻ thay thế sữa mẹ hay không, cần phải phân tích từ thành phần của sữa. Sữa đặc có đường được chế biến từ sữa bò tươi mang đi chưng cất còn 2/5, rồi thêm vào 40% đường, đóng gói, diệt khuẩn là thành. Thông thường, 250ml sữa bò tươi chỉ làm được 100ml sữa đặc có đường, do đó độ ngọt quá cao, phải thêm vào 5 ~ 8 phần nước mới vừa uống. Bởi vậy, 100ml sữa đặc có đường Có thể pha ra đến 500 ~ 800ml sữa, tức là mang 250ml sữa bò tươi pha loãng đến 2 ~ 3 phần. Khi pha loãng, protein và chất béo được cung cấp sẽ không đủ, trẻ uống loại sữa này trong một thời gian dài, xuất hiện tình trạng suy dinh dưỡng, có những phụ huynh còn pha loãng ra nhiều hơn nữa, cho nên sữa đặc tuy ngọt, nhưng trẻ uống vào không mập là vậy.
HỎI: Tôi vô tình cho cháu ăn một ít sữa chua, sau đó cho cháu uống sữa thường, cháu bỗng không muốn uống sữa nữa, tôi không biết sữa nào tốt cho trẻ sơ sinh. Xin hỏi, vậy sữa chua có gì tốt đối với sức khỏe của cháu?
ĐÁP: Những trẻ thích ăn thức ăn có vị chua không phải ít. Sữa chua được làm từ sữa bò tươi hay sữa bột với các chất lên men (hoặc với sữa chua cái), các chất dinh dưỡng của sữa không chỉ không bị hao hụt đi, mà còn có lợi cho tiêu hóa. Protein của sữa sau khi gặp chất chua sẽ hình thành những hạt nhỏ hơn, khi sữa trở thành sữa chua, đi vào dạ dày, sẽ làm tăng tính acid của các chất trong dạ dày, làm tăng khả năng tiêu hóa, thúc đẩy tiêu hóa, và làm cho các vi khuẩn có lợi cho ruột phát triển mạnh hơn. Do đó, sữa chua (hay yaourt) có nhiều ưu điểm hơn sữa thông thường. Trẻ tiêu hóa không tốt, thường bị tiêu chảy càng nên ăn nhiều sữa chua.
Sữa chua có hai loại là sữa chua béo và sữa chua ít béo. Nên chọn loại sữa béo để dùng thay thế sữa cho trẻ. Sữa chua ít béo đã bị tách chất béo đi, cho nên năng lượng sẽ bị giảm xuống, đối với trẻ đang phát triển, sẽ gây nên việc thiếu năng lượng, dẫn đến tình trạng dinh dưỡng không tốt. Nhưng đối với những trẻ béo phì, thì sữa chua ít béo sẽ là tốt nhất.
Cần lưu ý, không được nấu sữa chua, vì khi bị nấu, sữa sẽ vón cục. Sữa chua nên ăn lạnh, hoặc Có thể ngâm hũ sữa chua vào nước ấm một lát rồi cho trẻ dùng. Nên mẹ đừng lo lắng sữa nào tốt cho bé nữa nhé!
Sau khi giải đáp những thắc mắc có liên quan đến sữa nào tốt cho trẻ sơ sinh, chúng ta chuyển sang dinh dưỡng dành cho bé nhé!
HỎI: Con tôi đã 5 tháng, bác sĩ nói phải cho bé ăn thêm thức ăn dặm. Nhưng mà, sữa của tôi nhiều đến nỗi bé bú không hết, tại sao lại phải thêm thức ăn dặm?
ĐÁP: Nói đến vấn đề này, chúng ta nên nghiên cứu một chút về tính tất yếu của việc ăn dặm:
Các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ không đủ đáp ứng nhu cầu của bé: Khi bé được 4 ~ 6 tháng, sữa mẹ tiết ra trung bình mỗi ngày là 800ml, nhưng lúc này trọng lượng cơ thể của bé đã 7 ~ 8 kg, chỉ dùng sữa mẹ thì không đủ đáp ứng nhu cầu các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé. Ví dụ như sắt chẳng hạn, mỗi ngày bé cần 6 ~ 10 mg sắt, mà mỗi 100ml sữa mẹ chỉ có khoảng 1mg.
Thay đổi thức ăn: Bé phải thay đổi thói quen bú sữa (thức ăn lỏng) sang thức ăn đặc hơn, nên bé cần nửa năm để tập luyện hoặc hơn nữa. Nếu bé không trải qua quá trình này, người lớn đột ngột cho bé ăn trực tiếp một loại thức ăn nào đó, hay chỉ ăn một ít thôi, bé cũng sẽ từ chối ngay.
Rèn luyện khả năng nhai: sau khi mọc răng, độ dính của lợi sẽ tăng lên. Lúc này, nếu cho bé ăn thức ăn mềm, bé sẽ dùng răng và lợi để nhai thức ăn. Như vậy vừa có lợi cho răng mọc lên, vừa rèn luyện khả năng nhai. Có những trẻ đã 2-3 tuổi, nhưng không biết nhai, chỉ nuốt trọng hoặc ngậm thức ăn, nguyên nhân là do bé không được rèn luyện thói quen nhai trước đây. Đây là một vấn đề tương đối phức tạp trong giai đoạn trẻ ăn dặm.
Tuổi bắt đầu ăn dặm: từ 5 tháng trở đi đã Có thể cho bé ăn thức ăn dạng hồ lỏng. Ban đầu sẽ gặp một ít khó khăn, nhưng bé sẽ thích hợp nhanh thôi. Nếu để đến 7 ~ 8 tháng mới bắt đầu cho ăn dặm, thì khi đút thức ăn vào, bé thường có cảm giác buồn nôn, nếu kéo dài đến 10 tháng, thì khó khăn còn nhiều hơn.
Chuẩn bị chu đáo trước khi dứt sữa: thức ăn dặm của bé còn được gọi là thức ăn ngoài sữa, nó không phải là thức ăn sau khi bé đã dứt sữa hoàn toàn, mà chỉ là loại thức ăn thêm vào trong giai đoạn chuẩn bị cho bé dứt sữa. Trước sau gì bé cũng phải dứt sữa mẹ thôi, nhưng nếu dứt sữa đột ngột, không chỉ dẫn đến tình trạng tiêu chảy, suy dinh dưỡng, mà còn gây ảnh hưởng sâu sắc đến tâm trạng của bé. Bởi vậy, dù sữa mẹ có nhiều đi nữa, cũng phải chuẩn bị để dứt sữa từ từ.
Khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm cần tuân theo những nguyên tắc sau:
Căn cứ theo nhu cầu dinh dưỡng và khả năng tiêu hóa của đường ruột và dạ dày: ví dụ, nếu muốn thêm năng lượng, Có thể sử dụng bột gạo, bột nếp; muốn bổ sung protein và sắt, thì nên dùng bột gan, bột cá, bột thịt, bột trứng. Sợi cơ của cá mềm, nhỏ, còn của gia súc như heo, bò thì lớn hơn, do đó, trẻ nhỏ 4 ~ 5 tháng Có thể ăn bột cá, 8 ~ 9 tháng ăn được bột thịt heo. Gan gà, gan vịt mềm hơn gan heo, sau khi nấu chín, giã nhuyễn, Có thể cho bé 4 ~ 5 tháng tuổi ăn. Chất béo có trong thịt heo tương đối cao, khi đường ruột, dạ dày bé có vân đề không nên cho ăn bột thịt.
Từng bước thích ứng: hãy cho thử một loại trước (như bột gạo với sữa), 3 ~ 7 ngày sau, khi bé đã thích ứng, mới thêm loại khác, dần dần mở rộng sang các loại bột khác.
Từ ít đến nhiều: sau khi bé đã thích hợp với món ăn nào, thì Có thể thêm thức ăn đó nhiều một chút.
Từ nát đến hạt, từ lạt đến đậm: ví dụ, ban đầu nên làm bột loãng một chút, khi bé đã ăn dễ dàng hơn, thì cho đặc dần; khi bắt đầu uống nước trái cây, trước hết nên pha loãng, sau đó mới cho uống nguyên chất.
Từ mềm đến dai: cá mềm dễ ăn, còn thịt thì dai hơn, cá lóc thì mềm hơn cá thu… Lần đầu tiên cho bé ăn rau, phải băm thật nhuyễn, sau đó băm ít nhuyễn dần.
HỎI: Đọc báo, thấy người ta viết giai đoạn nuôi con ăn dặm như là những “đoạn trường” gì đó, tôi rất lo vì con mình đã sắp đến tuổi ăn dặm, tôi phải làm sao để bé thích ứng nhanh với thức ăn mới đây?
ĐÁP: Khi bắt đầu bổ sung thức ăn dặm, nên cho vào giữa 2 cữ bú, hãy để bé đang ở trạng thái đói để dễ tiếp thu hơn. Bé đã thích nghi với thức ăn mới, giảm bớt một phần sữa mẹ (hoặc sữa bò), rồi dùng chúng thay thế 2, hoặc 3 cữ sữa bong ngày, cuối cùng đưa sữa xuống vị trí thứ yếu (dù sao sữa mẹ lúc này cũng đã giảm nhiều cả về lượng lẫn về chất). Như vậy là thức ăn dặm đã được biến thành thức ăn chính, mà cũng không làm bé bỏ sữa, việc dứt sữa sẽ thuận lợi hơn. Sau khi dứt sữa mẹ, mỗi ngày nên thêm 1 ~ 2 lần sữa bột, để bổ sung protein và calci cho bé phát triển chiều cao lý tưởng.
Muốn bé thích thú với bữa ăn, hãy lưu ý: về chủng loại: để khắc phục tình trạng thức ăn đơn điệu, thiếu hụt các chất dinh dưỡng, phải cho bé ăn luân phiên tất cả các loại thực phẩm như cá, trứng, gan, thịt, đậu, chế phẩm của đậu, các loại rau, trái cây, ngũ cốc, củ… để đạt mục đích cân bằng dinh dưỡng.
Về hình dáng: thức ăn dặm bắt đầu từ dạng nước (nước trái cây, canh rau), đến dạng bột (bột gạo, bột rau, bột cá, bột gan, bột trứng, bột đậu…), rồi dạng lợn cợn (thịt băm, cháo đặc, bún, mì, phở nát…) đáp ứng nhu cầu của từng độ tuổi.
Về phương pháp chế biến: khi gia đình tự chế biến thức ăn cho trẻ, Có thể thêm những gia vị mình thường dùng hằng ngày. Khi chọn những thực phẩm được chế biến sần, nên lưu ý chọn những loại không có sắc tố (màu), hương liệu, bột ngọt, muối hay những chất điều vị khác, khi chúng ta cho trẻ ăn, mới thêm gia vị vào.
Cảm ơn các mẹ đã đọc bài viết: “Sữa nào tốt cho trẻ sơ sinh: Chuyên mục giải đáp thắc mắc dinh dưỡng cho trẻ”
Khi xu hướng du học ngày càng trở nên phổ biến, việc chuẩn bị một…
Giáo dục giới tính không chỉ là một chủ đề quan trọng dành cho người…
Chính sách "không email ngoài giờ làm việc" là một trong những cách vượt qua…
Thay đổi văn hóa doanh nghiệp là yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo…
Việc chọn trường mầm non song ngữ tại quận 7 uy tín, chất lượng luôn…
Trường mầm non là nơi trẻ nhỏ lần đầu tiên tiếp xúc với môi trường…