Categories: Mẹ và bé

Theo dõi và đánh giá cân nặng tiêu chuẩn thai nhi

Cân nặng tiêu chuẩn thai nhi là một trong những yếu tố quan trọng được các mẹ quan tâm rất kỹ trong thai kỳ. Việc theo dõi cân nặng của thai nhi giúp đánh giá sự phát triển và sức khỏe của em bé. Cùng chúng tôi tìm hiểu về cân nặng tiêu chuẩn của thai nhi theo từng giai đoạn trong quá trình mang thai thông qua bài viết dưới đây nhé.

Cân nặng thai nhi là gì?

Cân nặng thai nhi là trọng lượng của em bé được tính từ lúc phôi thai hoàn thiện cho đến khi bé chào đời. Muốn biết được chính xác cân nặng của thai nhi buộc lòng phải nhờ đến bác sĩ chuyên môn thăm khám. Thai nhi trong bụng mẹ sẽ phát triển liên tục qua từng ngày nhưng kết quả rõ rệt nhất sẽ được tính theo tuần. Cân nặng hay tình trạng của bé sẽ được thay đổi qua hàng tuần, đây cũng được xem là thước đo giúp bác sĩ và mẹ thuận tiện trong việc theo dõi sự phát triển của bé.

Kích thước và cân nặng của thai nhi thay đổi qua từng giai đoạn

Lợi ích của việc theo dõi cân nặng của thai nhi

Dựa vào bảng cân nặng tiêu chuẩn thai nhi đã được công nhận bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mà trong quá trình thăm khám bác sĩ có thể dễ dàng thông báo tình trạng thai với mẹ, từ đó đem lại rất nhiều lợi ích cho việc tư vấn của bác sĩ và chu trình chăm sóc thai kỳ của mẹ.

Bảng tham khảo cân nặng tiêu chuẩn thai nhi

Dựa vào bảng số đo tham khảo trên, lợi ích mà việc theo dõi cân nặng thai nhi đem lại đó là:

Xác định được độ phát triển của thai: Có thể thấy được sự thay đổi của thai nhi qua từng tuần. Nhờ đó mà bác sĩ và mẹ dễ dàng nắm bắt quá trình phát triển của con cùng với đó là đánh giá thai nhi có đang khỏe mạnh hay không

Phát hiện các vấn đề về thai nhi: Căn cứ vào số liệu để xác định nếu thai đã tới tuần này nhưng chiều dài và cân nặng vẫn đứng ở mức tuần trước hay đã phát triển tới mức của tuần sau có nghĩa là bé bị thiếu chất hoặc dư chất. Hay nghiêm trọng hơn là những vấn đề về da, máu, dấu hiệu dị tật hoặc các bệnh lý khác. Điều này giúp bác sĩ sớm can thiệp chữa trị, giữ an toàn cho thai nhi.

Điều hòa, cân bằng dinh dưỡng: Các sản phụ thường có suy nghĩ rằng ăn nhiều để vào con hay thích gì ăn đó để con khỏe là được. Đó là một suy nghĩ sai hoàn toàn, chế độ ăn uống thất thường, thực phẩm không phù hợp với bà bầu thì bé cũng không hấp thụ được ngược lại còn gây nên vấn đề béo phì cho mẹ và tiểu đường thai kỳ

Lựa chọn phương pháp sinh con: Có lẽ trong chu kỳ mang thai các ông bố bà mẹ đã lựa chọn được phương pháp đón con chào đời theo ý mình. Tuy nhiên, không biết trước được rằng kích thước của em bé sắp chào đời sẽ phù hợp với phương thức nào. Ví dụ mẹ muốn sinh thường nhưng em bé quá to nên bác sĩ chỉ định đẻ mổ.

Theo dõi và đánh giá cân nặng tiêu chuẩn thai nhi

Trong suốt quá trình mang thai, thai nhi sẽ trải qua nhiều giai đoạn phát triển quan trọng. Theo thời gian, cân nặng của thai nhi sẽ tăng dần và đạt đến mức cân nặng tiêu chuẩn cho từng giai đoạn. Tuy nhiên, tiêu chuẩn cân nặng không phải là một số cố định, mà thay đổi tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Lưu ý rằng cân nặng thai nhi chỉ có thể tính chuẩn từ tuần thứ 8 do trước đó vẫn đang trong quá trình hình thành. Trung bình khoảng nửa chu kỳ sau sẽ có vị trí bắt đầu đo khác so với nửa chu kỳ trước.

Bố mẹ nên tích cực tham khảo thông tin từ bác sĩ

Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, cân nặng thai nhi thường rất nhỏ chỉ khoảng 45g vào tuần thứ 12. Tuy nhiên, từng tuần trôi qua cân nặng sẽ tăng lên đáng kể. Vào tuần thứ 16, thai nhi đã có cân nặng khoảng 120g và vào tuần thứ 20 con số này đã tăng lên khoảng 300g.

Khi thai nhi tiếp tục phát triển, cân nặng cũng tăng theo. Vào tuần thứ 24 cân nặng thai nhi dự kiến ​​là khoảng 600g. Đến tuần thứ 28, con số này tăng khoảng 1kg. Giai đoạn tuần từ thứ 32 đến 36, cân nặng thai nhi tăng nhanh từ khoảng 1,7kg lên 2,6kg. Và cuối cùng, khi thai nhi chuẩn bị ra đời vào tuần thứ 40 cân nặng dự kiến ​​là từ 3,3kg đến 3,6kg.

Kết

Mỗi thai phụ là mỗi tình trạng khác nhau, có thể 2 thai phụ mang thai cùng 1 thời điểm nhưng quá trình phát triển chỉ số cân nặng tiêu chuẩn thai nhi lại khác nhau do còn dựa vào các yếu tố di truyền, dinh dưỡng và sức khỏe của mẹ đều có thể ảnh hưởng đến bé. Mong rằng thông tin mà UniDry đã truyền tải bên trên có thể giúp bố mẹ hiểu hơn về chu trình phát triển của thai kỳ.

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Danh sách 4 trường phổ thông quốc tế tốt nhất để chuẩn bị cho du học

Khi xu hướng du học ngày càng trở nên phổ biến, việc chuẩn bị một…

1 day ago

Tại sao giáo dục giới tính lại cần thiết cho trẻ em?

Giáo dục giới tính không chỉ là một chủ đề quan trọng dành cho người…

2 weeks ago

Cách vượt qua áp lực công việc qua chính sách “không email ngoài giờ làm việc”

Chính sách "không email ngoài giờ làm việc" là một trong những cách vượt qua…

4 weeks ago

Thay đổi văn hóa doanh nghiệp: Chìa khóa bứt phá doanh thu và khách hàng trung thành

Thay đổi văn hóa doanh nghiệp là yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo…

1 month ago

Top 5 trường mầm non song ngữ tại quận 7 với chất lượng giáo dục vượt trội

Việc chọn trường mầm non song ngữ tại quận 7 uy tín, chất lượng luôn…

1 month ago

Trường mầm non song ngữ Thủ Đức: Lựa chọn hoàn hảo cho sự phát triển toàn diện của trẻ

Trường mầm non là nơi trẻ nhỏ lần đầu tiên tiếp xúc với môi trường…

1 month ago