Thức ăn phụ trong giai đoạn trẻ ăn dặm và những điều liên quan

Thức ăn phụ là gì? Khi nào cho bé ăn thức ăn phụ là hợp lý? Vì sao cần bổ sung thức ăn phụ?… Chắc hẳn đã làm cha mẹ ai cũng có vô vàn câu hỏi làm sao để sức khỏe của con luôn được đảm bảo trong tình trạng tốt nhất.

Thức ăn phụ là gì?

Thức ăn phụ là chỉ thức ăn ngoài sữa mẹ, sữa bò, là thức ăn dùng để bổ sung một số thức ăn chính nào đó nhằm thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng của trẻ.

Cần bổ sung thức ăn phụ khi nào?

Điều này nên được quyết định theo tình trạng sức khỏe và sinh trưởng của bản thân trẻ. Khi trẻ 4 tháng tuổi, đầu và phần cổ của trẻ đã thẳng, phản xạ nôn biến mất, bắt đầu vào thời kì quan trọng- chức năng nhai phát triển, chức năng nuốt cũng càng ngày càng hài hòa, thêm vào đó men phân giải trong hệ thống tiêu hóa đủ để tiêu hóa các loại thức ăn khác nhau.

Nói chung, trẻ đủ 4 tháng tuổi có thể bắt đầu cho ăn dặm. Mói đầu, trẻ thường tỏ rõ sự thích thú với thức ăn của người lớn, nhưng có một số trẻ lại không chịu ăn thức ăn phụ, có thể đợi trẻ lớn thêm một chút nữa, khoảng 5,6 tháng tuổi mới cho ăn dặm cũng không vấn đề gì. Lúc này, nếu trẻ vẫn không hứng thú đối với thức ăn phụ, bố mẹ cần nhẫn nại, vỗ về yêu thương trẻ một chút, thử nhiều lần, tìm mọi cách “dỗ” trẻ ăn.

Vì sao trẻ cần bổ sung thức ăn phụ?

Mọi người đều biết, thức ăn chính ở thời kỳ sơ sinh là các loại sữa. Sữa mẹ là thực phẩm tự nhiên tốt nhất cho trẻ. Thường thì mỗi ngày người mẹ tiết ra 800-1000ml sữa, cung cấp nhiệt năng, số lượng và các loại chất dinh dưỡng đủ để thỏa mãn nhu cầu phát triển của trẻ 4 tháng tuổi. Nhưng hàm lượng canxi, phốt pho, sắt, vitamin D trong sữa mẹ tương đối thấp, cũng ảnh hưởng tới sự hấp thu canxi của trẻ. Quá trình chế biến sữa bò lại phá hủy một lượng lớn vitamin trong sữa bò, hàm lượng của chúng cũng rất thấp.

Cùng với sự lớn lên của trẻ, đòi hỏi phải tăng cường chất dinh dưỡng, chất dinh dưỡng đơn thuần có trong sữa mẹ và sữa bò hiển nhiên không đủ, thậm chí ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của trẻ, như dẫn tới bệnh thiếu máu do thiếu sắt, bệnh còi xương.

Ngoài ra, trẻ khoảng 5-6 tháng tuổi bắt đầu mọc răng, chức năng tiêu hóa dạ dày, ruột cũng ngày càng mạnh, có thể tiêu hóa các sản phẩm khác ngoài sữa mẹ. Vì vậy, cần kịp thời từng bước bổ sung các loại thức ăn phụ cho trẻ, giúp trẻ dần dần thích ứng. Đây chính là xây dựng nền móng cho việc cai sữa của trẻ sau này.

Từ sau 4 tháng tuổi trở đi, cơ thể trẻ cần một lượng thực phẩm bổ sung bên cạnh sữa mẹ để có thể phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tư duy. Đây là thời điểm trẻ bắt đầu mọc ra nên việc cho ăn thêm thức ăn phụ là hoàn toàn phù hợp, thúc đẩy bé sinh trưởng tốt hơn, thông minh hơn.

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Danh sách 4 trường phổ thông quốc tế tốt nhất để chuẩn bị cho du học

Khi xu hướng du học ngày càng trở nên phổ biến, việc chuẩn bị một…

3 days ago

Tại sao giáo dục giới tính lại cần thiết cho trẻ em?

Giáo dục giới tính không chỉ là một chủ đề quan trọng dành cho người…

2 weeks ago

Cách vượt qua áp lực công việc qua chính sách “không email ngoài giờ làm việc”

Chính sách "không email ngoài giờ làm việc" là một trong những cách vượt qua…

1 month ago

Thay đổi văn hóa doanh nghiệp: Chìa khóa bứt phá doanh thu và khách hàng trung thành

Thay đổi văn hóa doanh nghiệp là yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo…

1 month ago

Top 5 trường mầm non song ngữ tại quận 7 với chất lượng giáo dục vượt trội

Việc chọn trường mầm non song ngữ tại quận 7 uy tín, chất lượng luôn…

1 month ago

Trường mầm non song ngữ Thủ Đức: Lựa chọn hoàn hảo cho sự phát triển toàn diện của trẻ

Trường mầm non là nơi trẻ nhỏ lần đầu tiên tiếp xúc với môi trường…

2 months ago