Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi đừng quên các món từ trái Kiwi

Đối với các bé có hệ tiêu hóa ổn định, không dị ứng thực phẩm hay đang mắc bệnh về ...

Đối với các bé có hệ tiêu hóa ổn định, không dị ứng thực phẩm hay đang mắc bệnh về đường hô hấp hoặc bị sốt thì việc bổ sung các món ăn từ trái Kiwi vào thực đơn ăn dặm là sự lựa chọn thú vị, đồng thời cung cấp hàm lượng vitamin C khá dồi dào.

Công dụng của Kiwi

Chất dinh dưỡng đáng kể nhất trong quả kiwi là vitamin C. Trong 100g kiwi có từ 90g vitamin C đáp ứng nhu cầu vitamin C hàng ngày cho trẻ từ 3 – 13 tháng tuổi. So với các loại hoa quả khác, vitamin C trong quả kiwi nhiều gấp 5 -10 lần cam, gấp 20 – 80 lần táo, là “vitamin C” không loại quả nào sánh kịp. Khi trẻ có dấu hiệu ăn ít đi, nhác ăn hơn, sao mẹ không cho trẻ đổi vị với các món ăn dặm từ kiwi chua chua ngọt ngọt này.

Ngoài vitamin C, quả kiwi còn có nhiều acid amin, canxi, phốtpho, sắt, kali, nhóm vitamin B, vitamin E, caroten, hydro Carbone, magiê, có thể bổ sung dinh dưỡng toàn diện cho trẻ. Ngoài ra, trong quả kiwi còn có 12 chất dung môi giúp protein phân giải có tác dụng ổn định, an tĩnh tâm thần, phòng ngừa bệnh thị võng mạc, kích thích tiêu hóa, phòng ngừa táo bón. Đây là loại hoa quả không những nhiều dinh dưỡng mà còn có tác dụng bảo vệ sức khỏe rất tốt.

Những điều mẹ cần lưu ý khi sử dụng Kiwi

1 – Kiwi tính hàn, tốt nhất không nên cho trẻ ăn nhiều vì dễ gây đau bụng, tiêu chảy, có thể dẫn đến bệnh đường ruột.

2 – Không nên ăn quả kiwi cùng lúc với dưa chuột, gan động vật.

3 – Quả kiwi không thể ăn cùng với sữa bò vì sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa, làm trẻ bị đầy bụng, đau bụng, tiêu chảy…

4- Vì quả kiwi có tính axit nên tuyệt đối không được sử dụng làm thức ăn thô đầu tiên cho bé thưởng thức, điều này có thể dẫn đến việc hăm tã hay nổi mẫn đỏ quanh vùng miệng của bé, nghiêm trọng hơn là các bệnh về hệ tiêu hóa – dạ dày.

5- Đối với trẻ đã có tiền sử dị ứng với một số thực phẩm như đu đủ, hạt vừng (mè), dứa thì mẹ nên cẩn thận khi cho bé ăn kiwi. Tốt nhất nên ăn sử dụng một muỗng nhỏ để làm quen, quan sát cơ địa của bé có thích hợp hay không.

Chế biến món ăn lạ miệng từ trái Kiwi

Sữa chua kiwi

☆ Nguyên liệu:

Kiwi 1 quả, sữa chua nửa cốc.

☆ Cách làm:

1 – Kiwi gọt bỏ vỏ, xay nhuyễn.

2 – Trộn nước kiwi với sữa chua thật đều là được.

Cháo kiwi

☆ Nguyên liệu:

Kiwi 2 quả, táo nửa quả, chuối tiêu nửa quả, lê nửa quả, đường trắng 100g, ngân nhĩ, nước, tinh bột vừa đủ.

☆ Cách làm:

1 – Kiwi rửa sạch, gọt vỏ thái nhỏ, táo, chuối, lê gọt bỏ vỏ; tất cả xay nhuyễn. Cho vào nồi cùng với đường trắng, nước đun sôi; ngân nhĩ rửa sạch cho vào hấp chín rồi xé nhỏ.

2 – Cho tinh bột vào nước khuấy đều đun chín, cho hỗn hợp táo, lê, chuối, kiwi vào đun sôi là được.

Kiwi giúp kích thích vị giác đồng thời chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng và còn có tác dụng bảo vệ sức khỏe, tuy nhiên không nên ăn nhiều hay sử dụng để chế biến các món ăn trong thực đơn ăn dặm của bé 6 tháng tuổi vì dạ dày của bé vẫn còn khá non nớt, tính axit dễ gây bào mòn đẫn đến nguy hại.

More Articles for You