Thực phẩm khuyên dùng cho bé ăn dặm – Phần 2

Ở phần 1, bài viết chia sẻ khá cụ thể hàm lượng các loại ngũ cốc và sản phẩm làm ...

Ở phần 1, bài viết chia sẻ khá cụ thể hàm lượng các loại ngũ cốc và sản phẩm làm từ sữa khuyên dùng cho bé ăn dặm, vậy tiếp theo sẽ là những loại thực phẩm nào? Cùng chúng tôi tiếp tục tìm hiểu nhé!

3. RAU CỦ QUẢ

Trong một tuần, bạn nên cho bé ăn nhiều loại rau quả có màu sắc khác nhau như bông cải có màu xanh đậm, các loại đậu có màu xanh nhạt, cà rốt màu cam, cà chua đỏ, vv… Theo cách này, bạn sẽ đảm bảo bé nhận đầy đủ chất dinh dưỡng từ các loại rau quả.

Rau quả đông lạnh cũng dinh dưỡng như rau quả tươi, vì vậy hãy dự trữ và luôn luôn có nhiều loại rau quả trong nh| để có nhiều lựa chọn đa dạng.

Khi sử dụng rau quả đóng hộp, chọn những sản phẩm có nhãn “giảm natri”, “natri thấp” hoặc “không thêm muối”.

Trẻ cần bao nhiêu rau củ mỗi ngày: 2-3 muỗng canh.

Ví dụ về nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày

1 muỗng canh bông cải xanh nấu chín, cắt nhỏ để ăn trưa, 1 hoặc 2 muỗng canh củ cải nấu chín được nghiền hoặc cắt thành từng miếng nhỏ cho bữa ăn tối.
1/4 ly nước ép cà rốt cho bữa trưa hoặc bữa ăn nhẹ, 1 muỗng canh khoai tây nghiền cho bữa tối.
2 hoặc 3 miếng khoai lang chiên cho bữa trưa, 1 muỗng canh đậu tây nghiền cho bữa tối.

4. TRÁI CÂY

Trái cây đông lạnh và đóng hộp vẫn tốt như trái cây tươi nếu nó được đóng gói trong nước hay nước trai cây không thêm đường hoặc xi-rô.

Bạn nên chọn trái cây thay vì nước trái cây vì nó chứa chất xơ mà nước trái cây không có. Ngoài ra, nước trái cây thường có thêm đường. Hạn chế nước ép trái cây không hơn 3/4 cốc mỗi ngày.

Mua trái cây tươi theo mùa thì giá rẻ và hương vị thơm ngon hơn.

Trẻ cần bao nhiêu trái cây mỗi ngày: 1/2 đến 3/4 chén.

Một chén trái cây tương đương với bao nhiêu? Một chén trái cây bằng 1 chén trái cây tươi, đông lạnh hoặc đóng hộp; 1/2 chén trái cây sấy khô;

1/2 quả táo lớn; 1 trái chuối (dài khoảng 20 cm) và 1 quả bưởi chum (grapefruit) có kích cỡ trung bình (đường kính khoảng 10 cm).

Ví dụ về nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày

1/4 ly nước ép táo cho bữa ăn nhẹ, một nửa quả chuối (cắt hoặc nghiền) để ăn trưa.
1/4 chén nho (cắt làm tư) cho bữa ăn nhẹ và 4 trái dâu tây lớn (cắt thành miếng nhỏ) ăn tráng miệng.
 1/4 chén táo cắt nhỏ cho bữa ăn sáng, một hộp 4 oz (khoảng 120 ml) đào cắt nhỏ (trong nước hoặc nước trái cây) cho bữa ăn nhẹ hoặc món tráng miệng.

Với trái cây và rau củ quả thì để đảm bảo lượng dinh dưỡng tối đa, ngoài việc kết hợp khi nấu bột ăn dặm cho bé yêu, mẹ còn có thể hấp/luộc hoặc ăn trực tiếp. 

5. PROTEIN (ĐẠM)

Thịt, gia cầm, hải sản, đậu dẹp (bean) v| đậu tròn (pea), trứng, các sản phẩm từ đậu nành, các loại quả hạch (nut) và hạt (seed) là các thực phẩm giàu đạm. (Đậu dẹp và đậu tròn cũng thuộc nhóm thực phẩm rau củ).

Trừ khi bạn nuôi con theo chế độ ăn chay, nếu không bạn nên cho bé ăn hải sản ít nhất 2 lần một tuần.

Ăn thường xuyên các loại đậu hoặc các sản phẩm từ đậu nành.

Chọn những miếng thịt nạc nhất và cắt bỏ những phần mỡ.

Trẻ cần bao nhiêu đạm mỗi ngày? Khoảng 2 oz (56,7g)

Một oz đạm tương đương bao nhiêu? Một oz ( 28,35 g) thịt, cá hoặc gia cầm; một quả trứng, 1 muỗng canh bơ làm từ quả hạch, 1/4 chén đậu nấu chín và 1/8 chén đậu hũ tương đương một oz (28,35g) đạm (protein).

Ví dụ về nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày

 Một quả trứng cho bữa ăn sáng, 1/4 chén đậu đen nấu chín và nghiền cho bữa tối.
 1 muỗng canh bơ đậu phộng (phết mỏng lên bánh mì hoặc bánh quy giòn) cho bữa trưa, 1 oz (28,35g) cá ngừ cho bữa ăn tối.
 Một lát gà tây cho bữa ăn trưa, 1/4 chén đậu lăng nấu chín cho bữa tối.

Vậy các thực phẩm mà nhiều chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu nghiên cứu khuyên dùng đó là: Các loại ngũ cốc, sản phẩm làm từ sữa, rau củ quả, trái cây và Protein. Hy vọng qua bài viết này, mỗi bữa ăn của con không còn là vấn đề “đau đầu” với các mẹ nữa vì có thể dễ dàng sáng tạo món ăn theo những thực phẩm này, thực đơn ăn dặm của bé ngày càng phong phú và giàu dinh dưỡng hơn.

More Articles for You