Tìm hiểu các bước cơ bản trong phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huy

Hẳn nhiều mẹ có con nhỏ đã nghe và tìm hiểu về phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huy, đây là phương pháp mà các mẹ Tây thường áp dụng phổ biến. Điểm đặc biệt ở cách cho ăn này chính là mẹ không phải chăm bón từng muỗng bột, cháo nghiền nát hay xay nhuyễn cho bé ăn nữa. Vậy việc ăn dặm của bé sẽ diễn ra như thế nào?

Đó chính là bé tự học nuốt và nhai bằng các thức ăn được hấp/luộc hay chế biến mềm cho đến lợn cợn, phương pháp ăn dặm này sẽ giúp bé hòa nhập được bữa ăn của gia đình như người lớn, thực phẩm sử dụng được đa dạng ngay từ khi bắt đầu.

Bé có thể ăn dặm tự chỉ huy ở thời điểm nào?

Câu trả lời là khoảng giữa tháng thứ 7 và thứ 9 vì đây là giai đoạn trẻ đã hình thành được kỹ năng cầm nắm thức ăn, biểu hiện ở việc sử dụng ngón cái hay ngón trỏ và cả bàn tay của mình, thường xuyên đưa đồ vật cầm trên tay vào miệng thành thạo.

Thêm nữa, các bậc cha mẹ quan sát chú ý hành động bé bắt đầu tập nhai, di chuyển hàm qua lại dù chưa mọc răng nhưng có thể sử dụng nướu để làm nhỏ thức ăn trong miệng.

Những món ăn khuyên dùng trong phương pháp này

Nhằm tránh các tình huống không may xảy ra như hóc, nghẹn…hay bé từ chối ăn thì mẹ nên chọn những thực phẩm và chế biến ra món ăn có đặc tính mềm, giúp bé dễ nhai nuốt. Một vài gợi ý như:

  • Thịt heo, thịt gà, thịt cá mềm
  • Trứng hoặc lòng đỏ trứng luộc chín hoàn toàn
  • Các loại bánh mì bột mềm
  • Rau có màu lá xanh đậm
  • Cọng mỳ ngắt ngắn lại
  • Những loại trái cây có độ mềm vừa phải, có thể cầm nắm được: bơ, chuối, dưa hấu….

Mẹo để bé ăn dặm tự chỉ huy hiệu quả hơn

Phương pháp ăn dặm bé chỉ huy không những là quá trình thử thách cho bé mà cả mẹ, bởi sự kiên nhẫn và theo dõi sát xao quá trình ăn của trẻ. Vậy mẹ đừng ngại tham khảo một vài mẹo hay ho để “bỏ túi” áp dụng nhé!

– Mẹ hãy tận dụng sử dụng  thực phẩm/thức ăn từ bữa ăn gia đình, nghĩa là người lớn ăn gì bé sẽ ăn đó, chỉ khác ở cách chế biến thôi. Một số món như rau củ mềm…

– Chế biến thức ăn có kích cỡ vừa với tay nắm của bé, dần dần có thể giảm kích thước lại để trẻ linh động sử dụng thức ăn trong tay đưa vào miệng thành thạo hơn.

– Chọn bàn ghế, yếm, khăn ăn dặm có chất liệu dễ lau chùi, giặt rửa vì áp dụng phương pháp này là bé sẽ bày biện, ném và vương vãi thức ăn thường xuyên đấy.

– Hạn chế giúp đỡ đưa thức ăn vào miệng cho con, nếu thấy bé có dấu hiệu lơ đễnh khi ăn thì mẹ hãy động viên hoặc làm một hành động thu hút sự tập trung ăn uống lại.

– Nguy cơ hóc nghẹn hay sự cố xảy ra thường hi hữu, tuy nhiên bố mẹ cũng phải luôn đề phòng bằng cách có mặt hoặc quan sát theo dõi quá trình ăn của con, tốt nhất đừng bao giờ để trẻ ăn một mình.

Với bé ăn dặm sớm từ 4, 5 tháng thì mẹ phải linh động kết hợp với phương pháp ăn dặm truyền thống thì mới đảm bảo được hàm lượng dinh dưỡng vào cơ thể. Chúc các mẹ thành công trong việc chăm sóc con yêu nhé!

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Cách chọn trường thpt phù hợp cho trẻ sắp lên lớp 10

Môi trường học tập có thể được ví như ngôi nhà thứ 2. Vì nắm…

4 days ago

Top 3 phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

Theo Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), kỹ năng sống là những khả năng,…

2 weeks ago

Bằng A level là gì? Bí kíp cho du học sinh tương lai

Đối với những bạn du học sinh tương lai đang ấp ủ giấc mơ du…

3 weeks ago

Các yếu tố cần xem xét khi chọn trường THPT quốc tế phù hợp

Việc chọn trường THPT quốc tế phù hợp cho trẻ là một quyết định quan…

1 month ago

Khám phá A Level – Chứng chỉ giáo dục đẳng cấp

A Level là một trong những chứng chỉ giáo dục đẳng cấp được nhiều người…

1 month ago

Top các hoạt động giúp trẻ mầm non phát triển ngôn ngữ

Trẻ mầm non là đối tượng đặc biệt quan trọng trong giai đoạn phát triển…

2 months ago