Tìm hiểu cách nấu bột ăn dặm cho trẻ 6 tháng tuổi

Các chuyên gia luôn đưa ra lời khuyên là trẻ cần được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng sau khi chào đời, tuy nhiên trên thực tế thì nhiều bé vẫn có thể ăn dặm từ tháng thứ 4 trở đi nếu lượng sữa mẹ cung cấp không đủ cho nhu cầu dinh dưỡng của bé…

Ở bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ đến các mẹ có con nhỏ những kiến thức về cách nấu bột ăn dặm cho trẻ 6 tháng tuổi đúng chuẩn và định lượng chính xác khi thực hiện.

Hàm lượng dinh dưỡng cần được đảm bảo

Dù con yêu của bạn đang ở giai đoạn nào đi chăng nữa, thì hàm lượng dinh dưỡng trong một chén cháo cần đảm bảo đầy đủ 4 nhóm thực phẩm: Chất đạm, chất bột, chất bé, vitamin và khoáng chất. Cụ thể như sau:

– Chất đạm: Nguồn cung cấp dưỡng chất này từ thịt, cá, hải sản, trứng, đặc biệt từ các loại đậu (đậu đen, đậu nành, đậu xanh, đậu đỏ…). Lưu ý khi sử dụng trứng để chế biến thức ăn cho trẻ là nên dùng lòng đỏ và hạn chế tối đa việc dùng lòng trắng trứng.

– Chất bột được đảm bảo từ bột gạo, nếp, tấm…và thường được sử dụng để nấu cháo, bột…

– Nguồn cung cấp chất béo đến từ dầu thực vật ( nên dùng loại dầu phù hợp cho sức khỏe của trẻ như dầu oliu, dầu mè, dầu lạc, dầu đậu nành….), hay mỡ tự nhiên từ động vật (thịt heo, thịt gà…)

– Vitamin và khoáng chất tốt nhất cho bé nên sử dụng từ các loại rau, củ, quả tươi, đặc biệt rau củ có màu càng đậm thì hàm lượng vitamin càng nhiều ( cà rốt, cà chua, bó đỏ rau cải ngọt, mồng tơi, rau ngót, rau dền….)

Chế biến bột ăn dặm đúng cách cho con yêu

– Giai đoạn sơ chế: Ở độ tuổi này, dạ dày trẻ vẫn còn non yếu nên mọi thực phẩm cần được thái mỏng, băm nhỏ hoặc sử dụng máy xay sinh tố để xay nhuyễn ra. Một số loại củ hay thịt, cá thì cần hấp hoặc luộc để mềm rồi mới làm nhỏ để hạn chế mất đi chất dinh dưỡng.

– Cách chế biến: Sử dụng bột gạo với nước hoặc nấu cháo xay nhuyễn cùng thịt/cá bỏ chung một lượt, đun lên và quấy đều tay tránh bột vón cục. Chú ý để lửa to khi mới đun và nhỏ lửa khi bột đã sôi, thời gian bột chín chỉ cần 7 đến 10 phút, lúc này sẽ bỏ rau củ vào đợi chín, tắt bếp và nêm dầu ăn nữa là xong.

Những lưu ý mẹ cần biết

– Giai đoạn này trẻ có thể ăn dặm 1 – 2 phần/ngày

– Sử dụng bột gạo hay gạo nấu xay nhuyễn nấu cháo thì không nên pha thêm gạo nếp vì bé sẽ rất khó ăn. Nếu mẹ muốn thay đổi khẩu vị cũng có thể cho ăn kèm một số loại hạt, nhưng vơi liều lượng ít để cân bằng hàm lượng gạo.

– Các mẹ nên hạn chế tối đa việc sử dụng bột ăn dặm đóng hộp/gói vì không đảm bảo được dinh dưỡng tự nhiên cũng như khẩu vị bé bị nhàm chán.

– Chế biến rau cần băm nhỏ, nếu sử dụng cuống rau thì phải xay cực nhuyễn để bé không bị hóc.

– Rất nhiều mẹ quan tâm việc nêm nước mắm thế nào cho đúng, nếu muốn thì chỉ nên dùng 1-2 giọt chứ chưa nên dùng nhiều ở độ tuổi này.

– Mẹ có thể nấu một lần đủ cho bé ăn 2 bữa trong ngày, bảo quản trong tủ lạnh bằng hộp kín và hâm nóng lại trước khi ăn.

Vậy, để con yêu có được một bữa ăn dặm đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng và khẩu vị ngon miệng thì mẹ cần lựa chọn thực phẩm thích hợp, định lượng đúng tỉ lệ các thành phần theo độ tuổi cũng như nhu cầu của bé.

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Danh sách 4 trường phổ thông quốc tế tốt nhất để chuẩn bị cho du học

Khi xu hướng du học ngày càng trở nên phổ biến, việc chuẩn bị một…

3 days ago

Tại sao giáo dục giới tính lại cần thiết cho trẻ em?

Giáo dục giới tính không chỉ là một chủ đề quan trọng dành cho người…

2 weeks ago

Cách vượt qua áp lực công việc qua chính sách “không email ngoài giờ làm việc”

Chính sách "không email ngoài giờ làm việc" là một trong những cách vượt qua…

4 weeks ago

Thay đổi văn hóa doanh nghiệp: Chìa khóa bứt phá doanh thu và khách hàng trung thành

Thay đổi văn hóa doanh nghiệp là yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo…

1 month ago

Top 5 trường mầm non song ngữ tại quận 7 với chất lượng giáo dục vượt trội

Việc chọn trường mầm non song ngữ tại quận 7 uy tín, chất lượng luôn…

1 month ago

Trường mầm non song ngữ Thủ Đức: Lựa chọn hoàn hảo cho sự phát triển toàn diện của trẻ

Trường mầm non là nơi trẻ nhỏ lần đầu tiên tiếp xúc với môi trường…

1 month ago