Tìm hiểu phương pháp giáo dục Nhật Bản

Nhật Bản nổi tiếng là đất nước giáo dục. Vậy phương pháp giáo dục của Nhật Bản có phải thực ...

Nhật Bản nổi tiếng là đất nước giáo dục. Vậy phương pháp giáo dục của Nhật Bản có phải thực sự tốt hay không?. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé

Phương pháp giáo dục Nhật Bản

Trước đây, trong các sách về giáo dục hay sách dành cho thiếu nhi, chắc chắn lúc nào cũng có những câu như ‘Với trẻ em, vui chơi là hạnh phúc’ hay ‘Trẻ em là thiên tài về trò chơi, trẻ luôn thích khám phá, tìm tòi, biến mọi thứ xung quanh mình thành thú vui theo cách riêng của bé. Thế nhưng, trẻ em Nhật Bản hiện nay lại không được tự do vui chơi. Địa điểm và thời gian vui chơi, cũng nhu bạn bè cùng chơi đùa đã không còn nữa. Một khi những yếu tố cơ bản ấy mất đi, trẻ sẽ luôn cảm thấy thời gian trôi qua một cách nhàm chán và buồn tẻ. Và rồi, điều đó sẽ dẫn trẻ đến chỗ dần mất đi hứng thú, sự ham thích và mong muốn được vui chơi, chính vì không thể giải trí, không thể chơi đùa, không muốn vui chơi, nên trẻ không thể hành động tự phát, không có hứng thú với bất kỳ điều gì, cũng không thể phán đoán hay suy nghĩ một cách độc lập, từ đó việc học tập, cũng như thành tích học tập của trẻ sẽ không có tiến bộ”.

Cho bé vui chơi tự do để học hỏi

Mục đích của giáo dục không phải chỉ là nuôi dạy trẻ trở thành người thông minh về mặt trí tuệ. Việc trẻ có thể đứng thứ nhất toàn trường hay đạt được điểm tối đa ở tất cả các môn là không quan trọng. Tố chất riêng của trẻ, thứ trẻ có trong khi người khác không có, và sự đóng góp cống hiến cho xã hội từ yếu tố đó mới là điều quan trọng hơn hết. Vì vậy, cha mẹ cũng đừng nên bận tâm nhiều về thành tích học tập của trẻ. Điều thực sự quan trọng là nuôi dưỡng tính cách vượt trội của trẻ, dạy cho trẻ khả năng tự tư duy, sáng tạo. Bởi vì, 4 tuổi là giai đoạn năng lực sáng tạo của trẻ đạt đến đỉnh cao.

Mặc dù là người nuôi dạy trẻ, nhưng cha mẹ không nên chỉ lấy việc giáo dục những đứa con có khả năng sáng tạo làm mục tiêu. Khi nuôi dạy trẻ, nếu không để ý, ta sẽ chỉ làm được mỗi việc nuôi dạy những đứa trẻ có khả năng ghi nhớ tốt. Cách giáo dục của Nhật Bản từ trước tới nay vốn dĩ là như thế. Mặc dù Nhật Bản được gọi là “Đất nước giáo dục”, nhưng tôi nghỉ, về mặt nội dung, giáo dục vẫn chưa được đánh giá cao lắm. Đó là vì giáo dục Nhật Bàn chỉ có một màu đơn điệu là học để thi cử, còn khuôn mẫu học tập thì lấy việc tập trung vào năng lực ghi nhớ làm tiêu chuẩn. Việc học mang tính nhồi nhét để vào được những trường danh tiếng, hay phương pháp học tập chủ quan, thiếu sót, chỉ tập trung vào ghi nhớ, tất cả đêu là cách học tập đang áp đặt lên trẻ em Nhật Bản.

Kết quả của việc áp dụng phương pháp học này trong suốt thời gian trẻ ngồi trên ghế nhà trường là đào tạo ra những con người Nhật Bản sau khi bước chân ra ngoài xã hội chỉ có thể làm tốt việc bắt chước người khác, trong khi lại rất kém cỏi trong việc đưa ra ý tưởng độc đáo của riêng mình. Có thể nói, lý do Nhật Bản có ít người nhận giải Nobel cũng là do cách giáo dục này.

Làm thế nào nuôi dạy nên những con người mang trong mình tư duy sáng tạo 

Điều quan trọng nhất là phải cho trẻ rèn luyện năng lực sáng tạo và năng lực tư duy ngay từ khi còn bé. Tiến sĩ tâm lý học giáo dục E. P. Trance của Đại học Georgia, Mỹ cho biết: “Năng lực sáng tạo của trẻ phát triển nhanh chóng khi bước vào giai đoạn 3 tuổi, phát triển tối đa trong giai đoạn từ 4 đến 4 tuổi rưỡi và sẽ trở nên mai một khi trẻ lên 5 tuổi”. Để nâng cao năng lực sáng tạo của trẻ, độ tuổi từ 3 đến 4 tuổi là quan trọng nhất. Chỉ cần biết dẫn dắt trẻ đang trong độ tuổi này, cha mẹ có thể nuôi dưỡng năng lực sáng tạo của trẻ ở mức tối đa.

Hi vọng rằng bài viết đã mang đến cho bạn những hiểu biết hữu ích về phương pháp giáo dục của người Nhật và cách để cho trẻ có được cách tư duy và sáng tạo tốt. Chúc bé khỏe mạnh và thông minh

Tham khảo sữa cho bé tại đây.

More Articles for You