Tìm hiểu tâm lý trẻ khi trẻ có cảm xúc không ổn định

Khi trẻ lớn dần, hành vi dễ cáu giận có thể sẽ mất đi, nhưng phần buông thả của trẻ ...

Khi trẻ lớn dần, hành vi dễ cáu giận có thể sẽ mất đi, nhưng phần buông thả của trẻ có thể tiếp tục tồn tại, khó khắc phục, khiến cảm xúc thay đổi liên tục, thậm chí không ổn định.

Cha mẹ khi thấy bé như vậy hãy dành thời gian nói chuyện với bé, tâm sự và lắng nghe bé, đừng ép hay áp đặt bé.

Cách đối xử với trẻ dễ nổi cáu:

Nổi cáu là chỉ hiện tượng trẻ gào khóc khi yêu cầu của mình không được đáp ứng. Trong mỗi giai đoạn lứa tuổi đều có thể xuất hiện hiện tượng này, thường gặp nhiều ở trẻ từ 3-5 tuổi và trước tuổi đi học. Việc phát sinh hành vi này có liên quan với tố chất của trẻ và sự giáo dục mà trẻ nhận được. Cha mẹ quá nuông chiều trẻ, trẻ có yêu cầu gì thì đáp ứng ngay, vì vậy khi yêu cầu chưa được thoả mãn thì sẽ nổi cáu, lâu dần sẽ hình thành thói quen xấu.

Trẻ hay nổi cáu nói chung thường buông thả, có những yêu cầu không hợp lý, khi yêu cầu chưa được thoả mãn thì lập tức nổi giận đùng đùng, thậm chí đâm đầu vào tường hoặc lấy cái chết ra để uy hiếp cha mẹ. Lúc này thuyết phục trẻ cũng không có tác dụng gì, chỉ khi được thoả mãn yêu cầu, trải qua thời gian tương đối dài mới bình tâm lại.

Từ khi trẻ còn rất nhỏ cha mẹ phải đề phòng xuất hiện hành động này. Đừng quá chiều chuộng trẻ, chú ý rèn luyện thói quen hành vi tốt cho trẻ, để trẻ biết yêu cầu gì là hợp lý, yêu cầu gì là không hợp lý và không thể thoả mãn. Cách sửa chữa chủ yếu là giáo dục, thái độ giữa cha mẹ phải nhất trí với nhau, thuyết phục, giải thích khi nổi cáu và sau khi nổi cáu, hướng dẫn chính xác. Thuyết phục vô hiệu thì áp dụng thái độ thờ ơ, tạm thời không quan tâm, mặc kệ trẻ khóc, trải qua nhiều lần như vậy hiện tượng này sẽ mất đi một cách tự nhiên.

Khi trẻ lớn dần, hành vi dễ cáu giận của trẻ có thể dần mất đi

Trẻ cũng cần thổ lộ:

Trẻ sống trong gia đình hoặc ở nhà trẻ sẽ gặp phải nhiều chuyện không mấy dễ chịu, từ đó nảy sinh ra hành vi xung động (nổi cáu) như khóc to, gào, hét, đập hỏng đồ chơi, xé rách tranh, thậm chí nằm ăn vạ dưới đất, cố ý làm bẩn, làm rách quần áo… Nếu tâm trạng căng thẳng của trẻ được thổ lộ thì trẻ sẽ dần dần thay đổi và phục hồi lại trạng thái bình thường. Trạng thái này cũng giống như mùa hè nóng nực, bỗng nhiên sấm chớp đùng đùng, mưa như trút nước, nhưng sau đó trời quang mây tạnh. Do đó, đối với những trẻ “nổi cáu” người lớn có thể “xử lý lạnh lùng”, không cần lo sợ luống cuống, càng không cần “thêm dầu vào lửa”.

Một số cha mẹ do không hiểu đặc điểm tâm lý của trẻ, thường coi hành vi thổ lộ của trẻ là cố ý phá hoại, do vậy càng nghiêm khắc giáo dục và ngăn chặn, bắt trẻ phải nén sự tức giận đã bùng nổ, cưỡng bức nó “nín” khóc ngay. Làm như vậy đã không hợp lý lại còn không khoa học. Trẻ sợ sự trách mắng của người lớn, bên ngoài không có dám nói gì nhưng lại buồn chán oán giận trong lòng, trở nên lo lắng căng thẳng. Trẻ không có cơ hội để thổ lộ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng thần kinh và sự phát triển.

Cho nên, trên nguyên tắc không ảnh hưởng tới người khác và ở mức độ vừa phải thì cha mẹ cứ để trẻ nổi giận. Cần phải biết trẻ “nổi cáu” xét theo thực chất chỉ là xả được ấm ức trong lòng, đây là một cách điều tiết tâm lý cần thiết.

Các bạn có thể tìm hiểu thêm tại đây.

More Articles for You