Tìm hiểu về triệu chứng ọc sữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Tình trạng ọc sữa hay xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhưng với những người lần đầu ...

Tình trạng ọc sữa hay xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhưng với những người lần đầu làm ba mẹ thì còn hoang mang rất nhiều trước những biểu hiện này của con. Vì vậy, bài viết này sẽ giúp ba mẹ có thêm thông tin về triệu chứng và cách khắc phục cho con.

1. Vì sao trẻ sơ sinh bị ọc sữa?

Đó là do vòng van giữa thực quản và dạ dày không đủ mạnh để cản thức ăn trong dạ dày trào lên thực quản và đôi khi trào ra miệng của trẻ.

Bởi vì dịch axit dạ dày, trong khi thực quản lại hơi kiềm nên những dịch trào lên như vậy sẽ gây ảnh hưởng xấu đến thực quản, lâu dần có thể gây viêm thực quản khiến trẻ sợ khi bú. Ngoài ra, dịch trào lên miệng nhiều có thể khiến trẻ dễ bị hít phải và đưa vào phổi gây viêm phổi hít do dịch dạ dày.

Đôi khi trẻ bị tím do ọc sữa vì dịch acid dạ dày kích thích dây thần kinh dọc theo thực quản và gây ức chế hô hấp khiến trẻ ngưng thở. Do đó trào ngược dạ dày thực quản rất nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bệnh này nếu điều trị tốt sẽ khỏi hoặc khi trẻ được ăn dặm với thức ăn đặc thì các triệu chứng sẽ giảm dần rồi biến mất.

Khắc phục tình trạng ọc sữa vì sức khỏe của bé

2. Phân biệt các loại ọc sữa ở trẻ

– Ọc sữa do sinh lý: 

Ở trẻ nhỏ, nhất là trong giai đoạn 1-2 tháng đầu, sự phát triển và hoạt động của đường tiêu hóa chưa được hoàn chỉnh nên dễ có những khiếm khuyết trong quá trình tiêu hóa thức ăn, trong đó có sự tác động của các van không được đồng bộ cũng như không giữ được tác dụng của van một chiều. Cũng cần nói thêm, trong quá trình bú, trẻ có thể nuốt hơi theo vào dạ dày, kết hợp với tư thế của trẻ sau khi bú đặt nằm ngang (bằng đầu) hay nghiêng bên phải. Trong tình trạng đó, hơi và sữa trong dạ dày – với tư thế nằm không đúng ở trẻ – môn vị ở dưới đóng quá chặt, còn tâm vị ở trên lại lỏng lẻo sẽ là cơ hội đẩy sữa ngược trở lên qua tâm vị và ọc sữa ra ngoài. Đây gọi là hiện tượng ọc sữa sinh lý.

– Ọc sữa do bệnh lý:

Thông thường trẻ lớn sau 7-8 tháng tuổi thì hiện tượng ọc sữa do sinh lý giảm dần và không còn nữa. Ngoài độ tuổi này, trẻ vẫn còn ọc sữa mà không rõ lý do nào khác thì cần phải đi khám chuyên khoa nhi để xem xét.

Các dị tật ở đường tiêu hóa như hẹp thực quản, hẹp tá tràng là khi trẻ có biểu hiện ọc sữa liên tục mặc dù không bú cũng ọc, hoặc ói ra rồi bú, bú xong lại ói ra; một số bệnh đường tiêu hóa tắc ruột, lồng ruột hay gặp ở những trẻ sau 3 tháng tuổi, trẻ bị nôn trớ hoặc đang bú bình thường thì bỗng nhiên bé có biểu hiện khóc thét lên, ưỡn bụng và bụng có thể nổi phồng lên… cần phải xử trí cấp cứu càng sớm càng tốt.

Ngoài ra, ba mẹ có thể tham khảo thêm tại đây những cách khắc phục tình trạng ọc sữa sinh lý cho trẻ nhỏ và cũng nhầm trả lời cho câu hỏi khi nào là thời gian thích hợp cho trẻ bú lại sau khi ọc sữa. 

More Articles for You